Nạn lừa đảo ngày càng tinh vi ở Trung Quốc

Lừa đảo trên Internet ở Trung Quốc ngày càng tràn lan và các phương thức tinh vi liên tục được cập nhật. Đáng chú ý, khi mới đây, một người phụ nữ ở Thượng Hải bị lừa hơn 200.000 nhân dân tệ, tuy nhiên bà nói mình sẵn sàng bị lừa. 

1 Nan Lua Dao Ngay Cang Tinh Vi O Trung Quoc

Vào ngày 3 tháng 11, tài khoản WeChat chính thức của Viện Kiểm sát Thượng Hải đưa tin về trường hợp một người phụ nữ thường gọi là bà Trương, đã bị lừa hơn 200.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên, khi bị cảnh sát thẩm vấn, bà này từ chối cung cấp bất kỳ thông tin danh tính của kẻ lừa đảo, và còn từ chối tiết lộ hoàn cảnh bị lừa. Thậm chí bà Trương còn nói rằng: “Cho dù có bị lừa lần nữa, tôi cũng sẵn lòng làm như vậy!”

Theo con trai của bà Trương, thì bà là một fan hâm mộ trung thành của nam diễn viên Cận Đông. Khi rảnh rỗi, bà thường thích đăng ảnh hoặc video về nam diễn viên này trên các nền tảng video ngắn.

Gần đây, vào tháng 10 năm 2021, bà Trương được lôi kéo vào một nhóm người hâm mộ có tên “Ngôi sao Cận Động” trên nền tảng này, kể từ tháng 2 năm 2022, bà đã liên tục nạp tiền và khen thưởng cho “Cận Đông” trong nhóm.

Ngay sau đó, “Cận Đông” đã thêm tài khoản WeChat của bà Trương với danh nghĩa hiệu tình cảm “đặc biệt”. 

Con trai bà Trương cho biết, mẹ anh trò chuyện với “Cận Đông” hàng ngày và liên tục cho đi tiền tiết kiệm của bà, những nỗ lực can ngăn của con cái đều vô ích.

Vào tháng 4, anh con trai đã bí mật lấy được điện thoại di động của mẹ mình, ghi nhớ những manh mối như tài khoản phòng phát sóng trực tiếp của “Cận Đông” và lịch sử trò chuyện giữa bên kia và mẹ anh, sau đó gọi báo cảnh sát.

Kết hợp hồ sơ trước đây cảnh sát đã phát hiện ra một nhóm “Cận Đông giả” đã mở “chương trình livestream của người nổi tiếng” trên nền tảng video ngắn và có hành vi lừa đảo.

Nhóm “Cận Đông giả” phạm tội lừa đảo dưới danh với một nhóm hâm mộ diễn viên giả. 

Thoạt nhìn hình thức này có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực rất nhiều người đã mắc bẫy. 

Người chủ mưu của vụ giả danh diễn viên để lừa tiền này trước kia từng là một nhân viên bán hàng, người này từng có kinh nghiệm giả làm các ngôi sao trên các ứng dụng video ngắn để quảng cáo bán sản phẩm. Sau khi thấy hình thức này mang lại thu nhập cao, thì nhân viên bán hành này đã nghỉ việc và thành lập công ty riêng.

Làm chủ một doanh nghiệp giả danh người nổi tiếng để lừa đảo, người này tổ chức đào tạo nhân viên. Rồi giao việc, chấm công trả lương, quản lý như mọi doanh nghiệp bình thường khác.

Nhóm lừa đảo này nghiên cứu thị trường và các con mồi cẩn thận. THí dụng như với trường hợp bà Trương ở trên, họ sẽ tìm kiếm nam diễn viên “Cận Đông” (Jin Dong) trên các nền tảng để theo chân những người hâm mộ. Một số phụ nữ lớn tuổi hâm mộ “Cận Động” thường đăng ảnh hoặc video về “Cận Đông”, nhanh chóng trở thành mục tiêu của các băng nhóm tội phạm .

Băng nhóm lừa đảo này đã lợi dụng tâm lý muốn nhận được sự quan tâm chăm sóc của những người già, những phụ nữ cô đơn để có những cách tiếp cận thành công. Các thành viên băng nhóm lừa đảo này cũng tải xuống một số giọng nam từ Internet, sao đó chuyển thể thành các câu nói đơn giản để xác nhận danh tính của mình, như: “Xin chào chị, em là Cận Đông “.

Các thủ phạm cho biết, giọng nói của những người nổi tiếng được sử dụng trong quá trình tương tác với các nạn nhân là âm thanh được sửa đổi thông qua phần mềm.

Khi cuộc trò chuyện diễn ra, các thành viên trong nhóm sẽ dần dần đi vào trọng tâm và xúi giục nạn nhân chuyển tiền dưới chiêu bài “tình cảm” hoặc “đầu tư”. Lúc này, đối phương thường tin tưởng mình 100% và sẵn sàng trả tiền cho “anh ta”.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy một điều khá bất ngờ là băng nhóm tội phạm này gồm 9 người đều là những phụ nữ trẻ , và họ đã lừa đảo được rất nhiều nạn nhân.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày