Một số người thắc mắc tại sao có người đi làm lương trên chục triệu vẫn khó tiết kiệm. Tôi nghĩ rằng số tiền chi tiêu không phải chỉ có ăn với ngủ. Một khoản thu nhập hàng tháng ở thành phố thì một người phải chi trả:
- Ăn: tối thiểu 2,5 triệu đồng.
- Nhà ở: tối thiểu 3 triệu đồng.
- Di chuyển: trung bình 400 nghìn đồng.
- Điện, nước, internet, điện thoại di dộng: 500 nghìn đồng.
- Tiêu hao của đồ dùng cá nhân: tắm, giặt, mỹ phẩm, kem đánh răng, khử mùi,... thường những thứ này ba tháng phải mua một lần, một lần mua tốn cỡ 700-800 nghìn đồng, chia 3 là khoảng 250 nghìn.
Như vậy, tổng cộng đã phải tiêu 6,5 triệu đồng một tháng rồi, chưa kể những thứ đồ sẽ phải mua khi hỏng hóc, rồi các loại tiền đám xá. Tiền dư ra thì phải chia ra các khoản tiết kiệm mua nhà, học tập nâng cao năng lực, tiền tiết kiệm cho tương lai nhằm đề phòng bất trắc, tiền mua nhà, cưới xin.
Đây mới chỉ là mức chi tiêu của một người, bây giờ giả sử có một người phụ thuộc như là con cái, thì chi phí cơ bản kia của con cũng suýt soát 70%, tức gần 5 triệu đồng, chưa kể các khoản chi khác, như học tập.
Dù là những sản phẩm tiêu dùng rất cơ bản như gạo, rau, thịt,... thì sau một- hai năm là có sự điều chỉnh giá đáng kể. Tăng giá chậm hơn chắc chỉ có một số sản phẩm công nghiệp phục vụ đời sống cơ bản như mỳ tôm, xà phòng... nhưng chúng cũng tăng giá.
Khi mà lạm phát như vậy thì kéo theo tâm lý tăng giá hàng năm. Điều này tạo ra cuộc đua song mã kèm với hiệu ứng cánh bướm ảnh hưởng đến giá cả của dịch vụ, giá đất, giá các sản phẩm không tiêu thụ thường xuyên như điện thoại, xe...
Duy Nkset
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.
Nguồn: VNEXPRESS.NET
© 2024 | Thời báo ĐỨC