Mặt trái ngành công nghiệp ''quay lén'' ở Trung Quốc: Sự riêng tư bị rao bán rẻ mạt hơn 300.000 đồng, giá cao hay thấp phụ thuộc vào ''góc máy quay''

Ngành công nghiệp đen chụp ảnh lén tại Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm với các thủ thuật ngày càng tinh vi.  

1 Mat Trai Nganh Cong Nghiep Quay Len O Trung Quoc Su Rieng Tu Bi Rao Ban Re Mat Hon 300000 Dong Gia Cao Hay Thap Phu Thuoc Vao Goc May Quay

Ngành công nghiệp đen chụp ảnh lén tại Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm với các thủ thuật ngày càng tinh vi.

Theo một báo cáo mới đây của tờ Legal Daily, mặt trái đen tối của ngành công nghiệp camera quay lén đang khiến người dân Trung Quốc bức bối hơn bao giờ hết. Những thiết bị điện tử này gần như có mặt ở khắp mọi nơi, từ căn hộ nhà riêng đến các địa điểm công cộng - nơi sự riêng tư của con người bị rao bán tùy tiện, hơn nữa còn khá rẻ mạt.

Năm ngoái, tại Tế Ninh, Sơn Đông, Trung Quốc, hơn 100.000 đoạn ghi âm lén đã được thực hiện đối với nhiều khách lưu trú tại khách sạn thông qua 300 chiếc máy quay giấu kín.

Sự riêng tư bị bán với giá rẻ mạt

Các bản ghi âm này sau đó đã được đăng bán trực tuyến tràn lan trên nhiều trang mạng - nơi những kẻ tọc mạch sẵn sàng bỏ ra từ 100 đến 300 nhân dân tệ (tương đương 14 đến 42 USD) để mua ID và truy cập vào các ứng dụng kết nối với camera quay lén. 29 bị can đã bị giới chức Trung Quốc bắt giữ ngay sau đó vì tội phát tán thông tin trái phép.

2 Mat Trai Nganh Cong Nghiep Quay Len O Trung Quoc Su Rieng Tu Bi Rao Ban Re Mat Hon 300000 Dong Gia Cao Hay Thap Phu Thuoc Vao Goc May Quay

Thiết bị quay lén

Hiện chưa có dữ liệu chính thức về số lượng chính xác những người đã bị quay lén, chụp trộm, xong các trường hợp đã trình báo lên cơ quan chức năng thì nhiều vô kể.

Vào ngày 15/6, một phụ nữ tại Thâm Quyến, Quảng Đông cho biết mình đã phát hiện ra một chiếc camera siêu nhỏ hình cúc áo trong phòng thử đồ của một cửa hàng quần áo. Cô miêu tả nó giống như "một chấm đen được bọc trong kẹo cao su".

Cùng ngày, một cặp vợ chồng thuê phòng tại khách sạn Yutai, Trịnh Châu đã tìm thấy một chiếc máy quay lén trong ổ cắm dưới TV. Cảnh sát sau đó đã kiểm tra toàn bộ các phòng và phát hiện thêm một số camera quay lén khác. Người quản lý khách sạn sau đó chối bỏ mọi trách nhiệm.

Theo tờ Nanfang Metropolis Daily, trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2019, ít nhất 35 khách sạn tại 24 thành phố tại Trung Quốc đã ghi nhận tình trạng khách lưu trú phàn nàn về camera giấu kín. "Sự phát triển của công nghệ giúp hình ảnh được quay lại và phát tán rất dễ dàng. Điều này khiến nạn xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cơ quan chức năng cần chú tâm hơn đến điều này”, ông Zhang Jie, luật sư thuộc Công ty Luật PW & Partners cho biết.

3 Mat Trai Nganh Cong Nghiep Quay Len O Trung Quoc Su Rieng Tu Bi Rao Ban Re Mat Hon 300000 Dong Gia Cao Hay Thap Phu Thuoc Vao Goc May Quay

Thiết bị quay lén được tìm thấy tại một khách sạn tại Trung Quốc

Kể từ tháng 5/2021, văn phòng Thông tin mạng Trung ương Trung Quốc đã "dọn dẹp" hơn 22.000 video chứa nội dung riêng tư, xử lý hơn 4.000 tài khoản và 132 nhóm, đồng thời xóa bỏ hơn 1.600 sản phẩm bất hợp pháp. Dẫu vậy, theo nhiều chuyên gia pháp lý, chế tài mà giới chức Trung Quốc đặt ra nhằm răn đe các hành vi sai trái là chưa đủ. Cụ thể, người xem video quay lén không bị coi là phạm pháp và chỉ bị tạm giam tối đa 10 ngày. Tiền phạt cũng chỉ vỏn vẹn 500 nhân dân tệ.

Con số trên là quá nhỏ, nếu cùng đặt lên bàn cân với những hệ luỵ mà hành vi xâm phạm này gây ra. "Chỉ khi đoạn phim được mua đi bán lại nhằm mục đích kiếm lời thì mới bị coi là phạm pháp", Zhang cho biết.

Thực tế nhức nhối

Ngành công nghiệp đen chụp ảnh lén tại Trung Quốc đã tồn tại nhiều năm nay và các thủ thuật ngày càng tinh vi. Một số chuyên chụp ảnh nhà vệ sinh, khách sạn; số khác chuyên phát tán các buổi livestream quay lén, chụp ảnh khỏa thân và vùng kín nhạy cảm.

4 Mat Trai Nganh Cong Nghiep Quay Len O Trung Quoc Su Rieng Tu Bi Rao Ban Re Mat Hon 300000 Dong Gia Cao Hay Thap Phu Thuoc Vao Goc May Quay

Các thiết bị quay lén được mua bán, trao đổi bí mật trên nhiều nền tảng thương mại điện tử

Các thiết bị quay lén được mua bán, trao đổi bí mật trên nhiều nền tảng thương mại điện tử, bao gồm bật lửa, USB, chìa khóa ô tô có chức năng nhìn được trong đêm, máy ảnh, pin dự phòng, thậm chí cả những nhu yếu phẩm hàng ngày như sữa rửa mặt, đồng hồ báo thức, dao cạo râu, … được ngụy trang thành thiết bị quay lén. Chúng có thể sử dụng trong thời gian chờ khá lâu và có thể theo dõi từ xa, với giá dao động từ vài trăm đến hàng nghìn nhân dân tệ.

Ngoài mua những chiếc máy quay được lắp đặt một cách có chủ ý, nhiều hackers còn xâm nhập vào các thiết bị camera chống trộm trong nhà riêng và biến chúng trở thành những thiết bị quay lén.

Sau đó, chỉ với 100 tệ, bạn đã có thể tham gia nhóm kín và xem các nội dung đen. Thông thường 1 ID ghi lén sẽ được bán với giá ít nhất 100 nhân dân tệ. Giá sẽ được đẩy lên cao hơn tùy vào vị trí đặt camera. Có người đã mua và xem 30 camera quay cảnh giường chiếu, quán spa massage, phòng thay đồ và khách sạn chỉ với 220 tệ. Trong khi đó, 1 số ID "hàng hiếm" thì bị đẩy giá lên đến hơn 1.000 tệ.

Nhức nhối hơn, theo một báo cáo được công bố hồi tháng 6 năm ngoái, mỗi camera có thể tạo ra 100 mã mời cho hàng trăm người xem trực tuyến cùng một lúc. Thực tế này khiến người dân Trung Quốc vô cùng hoang mang. Họ đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh quy định xử phạt nạn camera đen của giới chức đại lục, rằng chúng có thực sự đủ tính răn đe để sự riêng tư không bị xâm phạm.

Huệ Anh - Theo: ChinaDaily

Nguồn: doanhnghieptiepthi.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày