Mạng xã hội đang hủy hoại cuộc sống con người

Chúng ta đang sống trong thời đại mà mạng xã hội thống trị cuộc sống của chúng ta, khiến chúng ta khó có thể rời mắt khỏi Facebook, Twitter và Instagram.

Một số người dùng đã bị trầm cảm, thậm chí bị ảnh hưởng đến lòng tự trọng do nhưng tin tức thường ngày xuất hiện trên mạng xã hội.

Các chuyên gia đã coi các tác động gây hại của việc dành quá nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội là “hội chứng phân mảnh kỹ thuật số” (DFRAG). Hội chứng này gây ra hàng loạt các triệu chứng tiêu cực gây ảnh hưởng nghiên trọng đến người sử dụng.

Bác sĩ Imran Rashid, bác sĩ đa khoa làm việc tại chuỗi bệnh viện tư lớn nhất Đan Mạch, Bệnh viện tư nhân Aleris-Hamlet, cho biết: “Hiện có hàng trăm triệu người đang trải qua hội chứng này. Tác động của nó gây hại đối với cơ thể và tâm trí tương tự với các chất gây ô nhiễm ở những nơi khác trong môi trường.”

132 1 Mang Xa Hoi Dang Huy Hoai Cuoc Song Con Nguoi1. Thiếu các mối quan hệ trực tiếp

Tiến sĩ Rashid tin rằng khi con người sống trong thời đại công nghệ cao, việc trò chuyện trực tiếp không còn xuất hiện nhiều. Điều này dẫn đến việc thiếu các mối quan hệ tình cảm khi mức độ hormone oxytocin giảm xuống.

Thường được gọi là “hormone âu yếm”, oxytocin liên quan mật thiết đến quá trình gắn kết và xây dựng niềm tin khi nó được nuôi dưỡng trong các quá trình sinh học như sinh con, cho con bú và quan hệ tình dục.

2. Căng thẳng hơn

Nhu cầu liên tục kiểm tra các cuộc gọi, thông báo, văn bản và email khiến tâm trạng người luôn ở trạng thái kích động liên tục và từ đó kích hoạt phản ứng căng thẳng.

Tiến sĩ Rashid nói: “Mạng xã hội làm giảm khả năng phục hồi sau căng thẳng, có thể đo lường được với mức độ hormone căng thẳng của cơ thể.”

“Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn đang đọc một cuốn sách thay vì một mẩu truyện trên mạng xã hội, mức độ cortisol của bạn sẽ giảm nhanh hơn.”

3. Không biết cách nuôi dạy con cái

Với sự phát triển của công nghệ, cha mẹ thường dành thời gian bên chiếc điện thoại và máy tính nhiều hơn thời gian dành cho của con mình, từ đó dẫn đến việc cha mẹ không hiểu được nhu cầu của con cũng như tâm lý của chúng.

“Trẻ em sẽ không làm những gì chúng được bảo nên làm, chúng làm những gì chúng thấy cha mẹ đang làm” tiến sĩ Rashid cho biết.

“Nếu cha mẹ cho những đứa trẻ thấy một mối quan hệ liên tục bị phân tâm bởi màn hình máy tính bảng, thì đó sẽ trở thành hình mẫu cho chúng bắt chiếc sau này.”

4. Ngủ kém

Theo một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Pittsburgh, sử dụng điện thoại quá nhiều khiến nhịp sinh học của giấc ngủ bị rối loạn.

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử đánh lừa bộ não của chúng ta khiến chúng ta nghĩ rằng trời đang là ban ngày. Và sau đó chúng ta không sản xuất đủ hormone melatonin để ngủ và từ đó không có được một giấc ngủ ngon.132 2 Mang Xa Hoi Dang Huy Hoai Cuoc Song Con Nguoi5. Không đồng cảm với người khác

Bạn có thể ích kỷ hơn nếu bạn nghiện sử dụng điện thoại.

Con người cần sự giao tiếp bằng mắt để phát hiện vấn đề và biểu hiện sư đồng cảm, tuy nhiên, khi các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến thì việc giao tiếp đó lại giảm đi đáng kể.

“Nếu sự tương tác xã hội không còn, con người có thể bỏ lỡ việc đào tạo khả năng phát hiện các tín hiệu xã hội như ngôn ngữ cơ thể, nét mặt và hơn thế nữa.”

6. Chi nhiều tiền hơn

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một trào lưu khi mạng xã hội trở nên phổ biến.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang tiếp cận ngày càng nhiều tới mạng xã hội để gia tăng doanh số cho công ty mình, đồng thời, người tiêu dùng cũng bị thu hút trực tiếp bởi những quảng cáo xuất hiện trên mạng xã hội.

Và một khi bị hấp dẫn bởi những quảng cáo sản phẩm, khách hàng sẽ không quá mất thời gian để chọn ra món hàng mà mình thích khiến việc mua hàng qua mạng xuất hiện ngày một nhiều hơn.

“Khách hàng tiềm năng đối với các doanh nghiệp là những người không thể kiểm soát hành vi bốc đồng mua sắm của họ”, tiến sĩ Rashid nói.

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày