Trí tuệ người Do Thái: Thế sự vô thường, tuyệt đối đừng coi thường người khác, cười người hôm trước hôm sau người cười

Người Do Thái luôn truyền tai nhau một câu nói rằng: đừng xem thường người nghèo, bởi lẽ rất nhiều người nghèo vẫn rất có học thức.

Người Do Thái từng phải chịu đựng rất nhiều đau đớn, họ đã từng có thời gian dài phải làm bạn với cái nghèo cái đói. Vì vậy, người Do Thái trong quá trình làm ăn của mình, đặc biệt với với người nghèo, họ không bao giờ kì thị, họ luôn cho rằng người nghèo cũng có cũng trí tuệ riêng.

Họ không xem thường ăn mày, theo tín ngưỡng và thói quen của họ, ăn xin cũng là một nghề hợp pháp, cũng giống như kinh doanh, họ cũng được Chúa cho phép.

Trong lòng người Do Thái, mặc dù ăn xin nghèo nhưng không có nghĩa là họ không có trí tuệ, nhiều người trong số họ thậm chí còn thuộc lòng cuốn "Talmud" trong giáo luật Do Thái. Họ thường xuyên ra vào hội đường và tham gia thảo luận về "Talmud".

1 Tri Tue Nguoi Do Thai The Su Vo Thuong Tuyet Doi Dung Coi Thuong Nguoi Khac Cuoi Nguoi Hom Truoc Hom Sau Nguoi Cuoi

Đối với người Do Thái, tri thức không phân sang hèn, dù coi trọng đồng tiền, nhưng nếu nói họ lựa chọn giữa tri thức và tiền bạc, họ sẽ chọn tri thức, bởi lẽ tiền bạc là do tri thức tạo ra.

Hãy nhìn lại cách nhìn và giá trị sống hiện tại của chúng ta, ở đâu đó trong xã hội này, vẫn tồn tại những người xem trọng lợi nhuận, xem tiền bạc là tối cao, coi thường người nghèo, cho rằng người nghèo thì cả đời sẽ nghèo.

Thực ra, cười người thì chính là cười mình, nói không chừng sau này bạn còn không bằng được người mà bạn từng cười. Hãy cùng đi sâu vào ba điểm sau để bạn có thể hiểu hơn được vấn đề.

1. Chỉ khi nghèo một lần rồi mới biết người nghèo không hề dễ dàng

Bạn coi thường người nghèo, đó chỉ là vì bạn chưa từng nghèo.

Không từng trải qua những "nốt trầm" trong cuộc sống, chúng ta làm sao có thể biết người nghèo khổ sở ra sao?

Trong xã hội này, rất nhiều khi, không phải là người nghèo không nỗ lực, mà là bởi dù có nỗ lực thì cũng không có kết quả, sự bất công trong phân bố của cải khiến người đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Họ thiếu nền tảng, thiếu quan hệ xã hội, thiếu kĩ năng, thiếu tri thức… tất cả những điều đó khiến họ sống ở dưới đáy của xã hội.

Ở Trung Quốc, một trong những quốc gia đông dân nhất thế giới, trong số hơn 1 tỷ dân số của mình, có tới 600 triệu người có thu nhập chưa tới 1000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu đồng), số lượng cá nhân có giá trị ròng cao trên 10 triệu tệ (khoảng 35 tỷ) chỉ là 1,97 triệu người, chỉ chiếm 1,5% dân số, nhưng tổng tài sản lại chiếm tới 1/3.

Cải cách mở cửa có thể khiến một bộ phận người giàu có lên, rồi sau đó, họ cần đưa mọi người cùng giàu có theo, chứ không phải giàu có rồi đi coi thường người nghèo.

Trong xã hội ngày nay, cuộc sống của người nghèo là vô cùng khó khăn, việc chúng ta cần làm là giúp đỡ, chứ không phải coi thường họ.

2 Tri Tue Nguoi Do Thai The Su Vo Thuong Tuyet Doi Dung Coi Thuong Nguoi Khac Cuoi Nguoi Hom Truoc Hom Sau Nguoi Cuoi

2. Thế sự vô thường, thịnh suy khó đoán

Người giàu sở dĩ trở nên giàu có, tất nhiên là nhờ vào năng lực và trí tuệ của họ. Nhưng điều cũng quan trọng không kém đó là cơ hội và nền tảng. Nếu không có một môi trường lớn đảm bảo phía sau, có năng lực tới đâu có lẽ cũng đều vô dụng.

Vì vậy, chúng ta cần cảm ơn xã hội này. Giàu có và thành công thường là ngẫu nhiên, không phải là tất nhiên, chúng ta nên mừng vì xã hội này thay đổi chúng ta, chứ không phải chúng ta thay đổi xã hội này.

Đừng vì giàu lên rồi mà tự mãn, cho rằng mình có số giàu có, người khác là mệnh nghèo. Chúng ta có thể giàu lên từ trong nghèo đói, thì cũng hoàn toàn có thể nghèo đi từ trong giàu có.

Thế sự vô thường, thịnh suy khó đoán, đừng dùng con mắt khinh thường nhìn vào những người người nghèo, bởi mỗi một người nghèo mà bạn xem thường đó, tương lai đều có thể trở thành người giàu.

Làm người đừng quá xem trọng danh lợi, hại người cũng chính là hại mình.

3. Tình người là trên hết

Cuộc sống, ngoài tiền bạc ra, còn có thơ và những nơi xa, sự mơ mộng và lãng mạn, và cả tình thương.

Tiền bạc là món quà tuyệt vời của Thượng đế, không phải là vốn liếng để chúng ta phô trương. Nếu bản thân chúng ta thiếu niềm tin, thiếu đi đạo đức, hôm nay kiếm được bao nhiêu tiền, ngày mai chúng ta đều sẽ tiêu hết.

Chúng ta giàu hơn những người khác, vì vậy chúng ta cần phải làm điều gì đó có giá trị cho xã hội, để trả ơn cho xã hội và giúp đỡ người nghèo, thay vì coi thường người nghèo và kì thị những người nghèo.

Trên đường đời, chúng ta không phải lúc nào cũng đều thuận buồm xuôi gió, đừng quá đắc ý, đừng kiêu ngạo, hãy đối xử tử tế với mọi người xung quanh.

Chúng ta phải học hỏi sự khôn ngoan của người Do Thái, và đừng bao giờ coi thường bất kì ai, bởi lẽ cuộc sống của mỗi người trong xã hội này đều không dễ dàng gì!

"Nguyên tắc thoát thân" - cách xử trí khó khăn thông minh của người Do Thái

Theo Như Nguyễn

Doanh nghiệp và tiếp thị

 

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày