Yan Mel là một người mẹ Trung Quốc, chồng cô là người Anh nhưng con trai cô được sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Trong suốt 5 năm, cô đã đọc rất nhiều cuốn sách về dạy con và rút ra được 3 điểm khác biệt chính trong cách cha mẹ Trung Quốc và cha mẹ Mỹ nuôi dạy con cái.
Cha mẹ Mỹ là những người cổ vũ cho con cái họ theo đuổi mọi thứ
Yan Mel từng tròn mắt khi thấy người Mỹ khen ngợi con cái họ như là : “Con làm tốt lắm”, “Con thật tuyệt vời”, “Bố mẹ rất tự hào về con”. Trong khi đó ở Trung Quốc bố mẹ thường được nói rằng :”Sự khiêm tốn dẫn đến tiến bộ, tự phụ làm cho người ta tụt về phía sau”.
Chính vì thế mà người Trung Quốc chỉ có thể nói: “Con có thể làm tốt hơn vào lần sau nếu con cố gắng hơn nữa”.
Cha mẹ Mỹ tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ
Trong quá trình dạy trẻ cách đi vệ sinh đúng thì Yan Mel đã nhận ra một bài học quan trọng.
Trong khi bố mẹ Trung Quốc thường bế trẻ khoảng 1 tuổi và phát ra âm thanh “sh sh” để bắt buộc những đứa trẻ phải đi tè vào lúc đó, thì phụ huynh ở Mỹ chỉ khuyên nên làm điều này sau 3 tuổi. Mọi đứa bé đều nên để chúng phát triển một cách tự nhiên.
Sự khác biệt này là rất lớn trong văn hóa nuôi dạy con cái ở 2 nước. Người Mỹ cố gắng tôn trọng tính cá nhân và dấu hiệu tự nhiên của trẻ em, trong khi người Trung Quốc có xu hướng huấn luyện trẻ phát triển càng sớm càng tốt.
Cha mẹ Trung Quốc rất kỳ vọng vào thành tích của con cái
Trong văn hóa Nho giáo thường nhấn mạnh về tầm quan trọng của một người đối với gia đình, xã hội và những người khác. Vì thế cha mẹ Trung quốc thường đặt niềm tin, hy vọng, quyết định của họ vào thế hệ tiếp theo. Hầu hết những đứa trẻ lớn lên trong một gia đình ở Trung Quóc đều được nghe câu nói: “Bố mẹ làm tất cả vì con”.
Có một câu chuyện buồn về một gia đình nhập cư đã làm nổi bật mối quan hệ của cha mẹ và con cái theo truyền thống của người Trung Quốc.
Paul Li nói với con trai Calvin rằng cậu bé không bao giờ trở thành một cầu thử bóng đá chuyên nghiệp vì là người Trung Quốc. Bố mẹ yêu cầu cậu tập trung vào việc học hành. Cuối cùng Calvin chết trong một vụ tai nạn xe hơi ngay trước khi chuẩn bị học đại học.
Yan Mel nói : “Mặc dù tôi biết có thể trong thực tế cậu bé sẽ không phải là một cầu thủ bóng đá, nhưng cái cách bố mẹ phá tan hay tước đi giấc mơ của cậu bé khi còn nhỏ thật đau lòng. Rất nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc khác cũng đang làm như vậy và tôi không muốn điều đó xảy ra”.
Phan Hằng (Theo Businessinsider)
© 2024 | Thời báo ĐỨC