Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Câu chuyện ngụ ngôn, trong truyện của Lev Tolstoy, con ngựa cái là con rất lười. Nó xui con ngựa đực bỏ làm, chủ mắng thì đá chủ. Chính vì tôi nghĩ chi tiết này không nên dùng mà nên sửa, một là con cái lười và xui con đực làm bậy thì vô hình trung mình sẽ có vấn đề về mặt phân biệt giới tính. Xui con ngựa đá chủ là quá đáng, cho nên tôi biến thành ngựa tía và ngựa ô.
Nói về giá trị, tác dụng giáo dục thì giữ nguyên giá trị, vì nguyên văn như Lev Tolstoy mà. Và một nhà văn vĩ đại như ông thì chắc chắn không có sáng tác nào là câu chuyện phản giáo dục”.
Những ngày gần đây, ông Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông, cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất bộ sách Cánh diều đầy tai tiếng dù học sinh mới học có mấy bài đầu, liên tục xuất hiện trên truyền thông bao biện đủ đường cho những điều cẩu thả, lôm nhôm, phản khoa học, thậm chí là phản giáo dục từ bộ sách “cánh diều” của các ông.
Gần như ông Thuyết và ê kíp thực hiện bộ sách, vốn không lắng nghe những ý kiến phản biện, mà cứ quanh co rằng cần phải thế này nên phải thế kia. Học sinh phụ huynh thậm chí cả cô giáo than chương trình nặng thì ông bảo không có cơ sở; phản ánh những bài học rất vớ vẩn thì ông bảo lớp 1 chỉ cần viết và đọc được còn…đọc cái gì thì kệ?
Chưa bao giờ tôi thấy một vị giáo sư, một người cầm cân nảy mực cho ra đời những sản phẩm giáo dục những lời ăn tiếng nói mô phạm đầu tiên cho con trẻ trong nhà trường, mà có kiểu làm việc lẫn kiểu xử lý cùn, không đúng tư cách một người làm giáo dục như ông Thuyết.
Thực sự thì không chỉ năm nay với những câu chuyện ngụ ngôn đầy tính khôn lỏi kiểu quạ ngậm miếng mỡ, cún lừa quạ bằng cách nịnh quạ hát hay, mong quạ hát một bài thế là quạ hát, miếng mỡ rớt xuống cứ thế cún no bụng;
Hay những kiểu vô thưởng vô phạt vô nghĩa vô duyên kiểu như ve than đói xin gà chút lá thì gà bảo ve cứ múa hay hát giỏi thì không lo đói; hay chuyện con ngựa này bày cho con ngựa kia muốn không làm việc thì cứ than đau than ốm…,
Mà trước đây, ông Thuyết cũng đã từng “gây án” với những sản phẩm kinh dị không kém.
Đó là vụ không biết Hai Bà Trưng đánh giặc nào, còn không thèm viết giặc Hán ra nữa (chẳng biết ông sợ “giặc lạ”?) trong sách tiếng Việt lớp 3; vụ cố tình bẻ chữ của nhà văn Vũ Bằng từ “ngọt sắc” thành “ngọt sắt” thành không có nghĩa; trích dẫn ngữ liệu bài “Thương ông” của Tú Mỡ và, trích dẫn một đoạn viết vui của nhà văn Nguyễn Đình Thi như chuyện trà nước nói vui ngoài lề rằng Thánh Gióng tắm ở hồ Tây…, ông Thuyết và đội ngũ giáo sư tiến sĩ thần thánh cùng band với ông Thuyết cho hết thảy vào sách cho con trẻ học.
Và dĩ nhiên, những người có học thức, có lương tri với giáo dục phản ánh thì ông Thuyết cứ cãi nhem nhẻm. Mười lần như một, là “con trẻ chỉ cần biết đọc biết viết”.
Ôi trời, biết đọc mà không biết đọc gì, biết viết mà không biết viết gì, thì việc gì phải nhờ đến một ngài học hàm học vị rầm rộ như ông soạn sách hả ông Thuyết? Chỉ cần bà bán cá, ông xe ôm soạn cũng được mà, đỡ tốn tiền dân tiền nước chứ ông!
Ông Thuyết ạ, ngôn ngữ không chỉ là cái ngoại diên của vỏ từ vỏ chữ; mà ở đó là cả văn hoá, cả một nền văn hoá. Thì biết những người như ông không cần văn hoá, xa lạ với văn hoá; nhưng các thế hệ con trẻ của một nền văn minh mới thì không thể biết chữ mà không cần văn hoá như ông được đâu ông Thuyết!
Tại sao một câu hội thoại tiếng Anh, người ta phải chào buổi sáng, chào buổi trưa, chào buổi tối đã khác nội dung; nói chuyện phải có câu xin lỗi phía trước; từ chối một món ăn cũng phải kiếm một ngôn ngữ gì đó để không khiếm nhã khi dạy trẻ nói từ đầu.
Vậy mà nhìn cách các ông dạy lũ trẻ kìa, cộc lốc, hoàn cảnh nào cũng nói như nhau, phép tắc lễ nghĩa đâu hết cả; những câu chuyện để nhớ toàn là những câu chuyện mang lại tính xấu và đề cao sự xấu tính. Ông có biết ông và ê kíp đang mang một tội ác như thế nào không, ông Thuyết?
Vậy mà từ đầu bộ sách, các ông còn tự lu loa: “Đưa cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”. Ông đưa như thế này thì loài người này không nạp nổi đâu, may chăng loài giáo sư mới nạp nổi ông giáo sư ạ!
Ông nói dạy trẻ 4 kỹ năng, kỹ năng nào sờ vào cái nội dung dạy cũng đều có vấn đề. Riết rồi không biết trẻ đang phải đọc cái gì. Gì mà lên phố, vừa nghe piano vừa ăn na lại vừa…ăn phở. Ăn cái gì mà lộn xộn, mà phản ẩm thực, mà kỳ lạ thế ông?
Ông còn lên báo mạnh miệng, trẻ em lớp 1 chỉ cần biết đọc, biết viết, vậy các thế hệ trước đây không học sách của ông, trong đó có ông là mù chữ hết sao hả ông Thuyết?
Những thứ sách vở sau này, nếu càng cải tiến, thì càng có những thứ mà ở đó, trẻ vừa được học chữ, trẻ vừa được học phép tắc lễ nghĩa, văn hoá, học cái chân cái thiện cái mỹ. Trẻ như tờ giấy trắng, vẽ gì lên tờ giấy phải vẽ những thứ đẹp đẽ. Nhưng cứ vẽ chữ cho đủ nét, còn nữa rỗng tuếch và thậm chí có nhiều nội dung tai hại, thì các ông mang danh giáo sư, tiến sĩ và nhận cái trách nhiệm soạn sách làm gì?
Từ mẫu giáo trẻ con đã được hát bài không hái hoa hồng vì đó là của chung, truyện ngụ ngôn gấu và bác nông dân, gấu bảo ai bỏ bạn lúc gặp nguy là không tốt; hay hai con dê qua một chiếc cầu hẹp: những câu chuyện càng học càng yêu và đức tính con trẻ được hình thành dần qua các bài học. Nhưng đến thời ông soạn sách kìa, ông đang làm cái gì vậy ông Thuyết?
Ông và đội ngũ giáo sư, tiến sĩ của ông, không cảm thấy có tội với lũ trẻ, có tội với dân tộc này thật sao, hả ông giáo sư?
Các ông đang đi ngược với sự tiến bộ, với sự phát triển văn hoá và văn minh nhân loại. Nên lắng nghe và bớt cãi đi, ông giáo sư Thuyết ạ!
Hoàng Nguyên Vũ
Nguồn ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Trả lời phóng viên, ông Thuyết cho rằng: “Chỉ trích là vội vàng”
GS Nguyễn Minh Thuyết – tổng chủ biên môn Tiếng Việt của bộ sách “Cánh diều” – cho biết: “Sách có những văn bản truyện ngụ ngôn, có người nói tôi bịa. Nhưng câu chuyện hai con ngựa hay kiến và bồ câu, tôi dựa theo Thúy Toàn, là dịch giả văn học Nga, chứ không như người ta nói. Chỉ trích là vội vàng.
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Tôi đã phỏng theo Lev Tolstoy hay La Fontaine là bởi nguyên truyện Hai con ngựa là con ngựa đực và ngựa cái, thì vần “ưc” và “ai” học sinh lớp 1 chưa học đến. Hay con kiến thì vần “iên” học sinh cũng chưa biết, nên tôi thay thế bằng từ “gà” chỉ một vần “a” dễ dàng. Tôi đã ghi phỏng theo, vì truyện của Lev Tolstoy là ngựa đực và ngựa cái.
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
Ảnh: Sách đẹp
© 2024 | Thời báo ĐỨC