Dựa trên kết quả của 80 nghiên cứu trên hơn 200.000 người, điện thoại thông minh và máy tính bảng cùng với đồ uống có đường được xếp hạng là tác nhân lớn nhất gây ra bệnh béo phì ở trẻ em.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã chỉ ra nguyên nhân tăng cân ở trẻ em trên toàn thế giới là do thiết bị công nghệ và đồ uống có đường.
Các chuyên gia cho biết việc ngồi trước màn hình khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều đồ ăn vặt hơn, từ đó dẫn đến thừa cân. Thừa cân có thể gây nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, như ung thư vú, đại tràng, thận, gan, buồng trứng, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
Các nhà nghiên cứu rất lo ngại, đồng thời kêu gọi sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với quảng cáo đồ ăn vặt.
Việc ngồi trước màn hình khiến trẻ có xu hướng ăn nhiều đồ ăn vặt hơn, từ đó dẫn đến thừa cân.
Ngoài các bệnh trên, tiếp xúc nhiều với màn hình cũng khiến suy giảm thị lực của trẻ. Số trẻ em bị cận thị đã tăng gấp đôi trong 50 năm qua.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường King's College London, đã chỉ ra rằng mỗi giờ một ngày nhìn vào màn hình làm tăng nguy cơ bị tổn thương thị lực của trẻ 3%.
Chuyên gia về mắt, Tiến sĩ Mohamed Dirani, đã viết: “Trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ ngày càng sớm, thậm chí chỉ từ 2 tuổi. Việc lạm dụng công nghệ cần được kiểm soát để đẩy lùi tình trạng suy giảm thị lực đang gia tăng ở trẻ.”
Theo: Daily Mail
© 2024 | Thời báo ĐỨC