Hướng dẫn viết thư động lực xin visa du học Đức

Là một trong những khâu QUAN TRỌNG để hoàn thiện hồ sơ xin cấp visum của Đại sứ quán Đức. Thông qua thư động lực nếu gây ấn tượng tốt, có sức thuyết phục cao thì ĐSQ sẽ có quyết định chấp nhận hồ sơ của bạn.

Hướng dẫn viết thư động lực xin visa du học Đức

 

132 1 Huong Dan Viet Thu Dong Luc Xin Visa Du Hoc Duc

– Trình bày đúng khổ giấy DIN 5008 Hay còn gọi là A4 (nhiều bạn viết xong vẫn để sai khổ giấy ) – Có tiêu đề, đầu đề, dẫn dắt, thân bài và kết bài đúng chuẩn! Có KI TÊN ở cuối! – Viết rõ ràng mục đích cá nhân cho việc học , hay là làm Aupair, và phải có tính THUYẾT PHỤC người đọc, đọng lại cảm xúc tốt! (văn phong lịch sự, tuy có thể viết đơn giản nhưng đủ chứng tỏ mình có đọc và tìm hiểu cách viết.

Sau đây là một số cách viết sao cho thuyết phục.

1. Một trong phương pháp thuyết phục người khác hiệu quả nhất, đó là phương pháp Truyền lửa:

Đây là nghệ thuật thuyết phục bằng sự say mê của chính bạn. Bởi theo nguyên tắc lay lan tình cảm, khi bạn trình bày công việc, dự án với sự nhiệt huyết cao, người khác cũng dễ hào hứng theo bạn.

Khi đó, bạn sử dụng ngôn từ tuy đơn giản nhưng làm người đọc cảm thấy sức mạnh được lan tỏa và bùng phát. Tác động vào suy nghĩ của họ dựa trên những điểm chung nhất của con người với nhau.

Ví dụ: Ai trong chúng ta sống cũng có ước mơ .Có người mơ giàu có, có người mơ đi du lịch khắp thế giới, còn tôi thì có ước mơ và đam mê lớn là được học tập tại Đức , đó là một ước mơ chính đáng, và vì thế tôi sẽ chiến đấu hết mình , để biến ước mơ thành hiện thực. Do đó tôi đã học tiếng rất chăm chỉ, tìm hiểu văn hóa, xem và chuẩn bị thật tốt cho kì thi Aufnahmetest… 

2. Dùng lý lẽ để thuyết phục. Lập luận chắc chắn và có tính logic cao sẽ giúp bạn đạt được mục đích là xin visum du học hoặc học nghề.

Ví dụ: Muốn học ở Đức vì hệ thống đào tạo, chất lượng đào tạo thuộc top đầu thế giới, và ở VN hiện tại rất thiếu những lao động có trình độ cao. Tôi nhận thấy đây là một cơ hội rất lớn cho tôi để có thể học và cống hiến cho gia đình, nhất là quê hương tôi – Việt nam giàu truyền thống hiếu học. Là người Việt Nam, tôi luôn tự hào về điều đó, cũng như người Đức – luôn tự hào về hệ thống giáo dục của mình và là những người luôn mở ra cơ hội với sinh viên ham học, đó là điều tôi luôn khâm phục ở người Đức.

3.Tạo sự nhất trí:

Người ta thường bảo trăm nghe không bằng một thấy. Bạn phải chỉ ra rằng những gì bạn đưa ra đã được rất nhiều người đã làm trong thực tế và điều đó là đúng. Ví dụ có rất nhiều người học xong trở về và thành công trong công việc ở Việt Nam, điều đó chứng tỏ hệ thống giáo dục của Đức tuy khó nhưng rất chất lượng…

4. Thể hiện sự độc đáo.

Một quy luật đơn giản của kinh doanh: cái gì càng hiếm thì giá trị càng cao. Hãy làm cho chính bạn và những ý kiến của bạn trở nên là “hàng độc”, lúc đó độ thuyết phục của bạn sẽ cao hơn.

Ví dụ: Học ở Đức vì ở Đức có những nghành mà VN chưa có, và thực sự cần thiết trong tương lai. Vậy thì tại sao lại không? Tôi rất chăm chỉ đọc sách báo, học kiến thức thực tế, đó là sở thích cũng là đam mê và điều đó lý giải tại sao tôi học rất nhanh và sẽ thành công ở lĩnh vực tôi chọn bên Đức.

Trên đây là vài dòng chia sẻ với các bạn sinh viên, mình thấy các bạn thực sự học rất nhanh và máu lửa, mình hi vọng thông qua bài viết nhỏ này giúp các e định hình cách viết Motivationsbrief tốt hơn, sáng tạo và thuyết phục hơn.

Theo: DUHOCDUC


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày