Dạy con theo cách của tỷ phú Mỹ, cha mẹ chẳng bao giờ phải lo con nghèo khổ

Cách nuôi dạy con trở thành tỷ phú như Bill Gates, Mark Zuckerberg,... là điều mà nhiều bậc cha mẹ mong muốn. Để đạt được ước mong như vậy, cha mẹ cần học tập theo cách của tỷ phú Mỹ Charles Tips.

Nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein từng nói: "Giáo dục là cái còn lại, nếu người ta lỡ quên hết mọi thứ đã học ở trường". Lời nói của ông có nghĩa là giáo dục tinh thần là điều mà con người ta không thể nào quên được và để có thể hình thành nên một con người, thứ mà ta cần chú trọng chính là thói quen.

Người làm cha làm mẹ thông minh sẽ không lựa chọn để lại cho con núi vàng núi bạc, mà sẽ lưu lại cho thế hệ sau này những bài học làm người quý báu.

Để con có được một cuộc sống tốt đẹp về sau mà không lo nghèo khổ, các bậc phụ huynh hãy luôn ghi nhớ dưỡng thành cho con trẻ những  thói quen dưới đây, theo cách  mà vị tỷ phú Mỹ Charles Tips đã dạy 3 người con trai của mình. 

Charles Tips là một cựu doanh nhân có trụ sở tại Flower Mound, Texas Mỹ. Không chỉ nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt, Charles Tips còn có 3 người con và từng gây xôn xao bởi những lời dạy con thấm thía.

Dạy con theo cách của tỷ phú Mỹ, cha mẹ chẳng bao giờ phải lo con nghèo khổ - 0

Charles Tips được biết đến nhiều với những lời khuyên về nuôi dạy con vô cùng thấm thía

Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn về cách nuôi dạy con cái, Charles Tips đã thẳng thắn chia sẻ: “Tôi có một vài người bạn trở thành tỷ phú từ hai bàn tay trắng. Vì vậy, tôi hiểu rõ phải dạy con những gì để trở thành những người thành đạt”.

Giúp chúng biết lựa chọn cơ hội

Theo ông, để con cái thành công, cha mẹ cần phải biết giúp con lựa chọn cơ hội tốt: "Thế giới này đầy những cơ hội để có được cuộc sống như mình muốn, nhưng bạn phải giúp con mình nhìn rõ đâu là thứ có thể kinh doanh", Tips nói.

Thương người như thể thương thân

Charles Tips cho biết ngôi nhà của ông luôn mở rộng cửa đón chào mọi người, từ hành khách mắc kẹt ở sân bay mà ông bắt gặp đến những người vô gia cư. Ông mời họ dùng bữa cùng gia đình mình mà không hề e ngại chút nào và bạn bè của con ông cũng luôn được đón chào bất cứ khi nào chúng đến mà không cần phải báo trước. Qua những hành động như vậy, con sẽ học được tôn trọng và yêu thương người khác từ bố mẹ, từ đó có thể nhận ra được ý nghĩa của các mối quan hệ trong công việc sau này. Một đứa trẻ sống quá khép kín sẽ rất khó làm giàu với rất ít sự ủng hộ từ bạn bè và đối tác.

Dạy con theo cách của tỷ phú Mỹ, cha mẹ chẳng bao giờ phải lo con nghèo khổ - 1

Một đứa trẻ sống quá khép kín sẽ rất khó làm giàu với rất ít sự ủng hộ từ bạn bè và đối tác (Ảnh minh họa)

Cho con học một nền giáo dục bình thường

Ông cho biết, nếu bạn muốn con bạn có một tâm trí thông thường, thì nên cho chúng học một trường học thông thường. Các con của ông từng làm nhiều loại công việc từ khi còn nhỏ như xây dựng một thương hiệu của công ty trong SF, Media Gulch. Chúng cũng du lịch khắp nơi và tham gia những hoạt động như quay phim, chèo thuyền. 

Dạy con theo cách của tỷ phú Mỹ, cha mẹ chẳng bao giờ phải lo con nghèo khổ - 2 

Muốn dạy con thành tỷ phú, cha mẹ cũng cần phải có nghệ thuật

Tuyệt đối không bao bọc và nuông chiều con

Như Bill Gates đã từng đề cập , cho con cái nhiều tiền chỉ khiến chúng trở nên lười biếng và dễ hư hỏng hơn. Không ai có thể trở thành tỷ phú nếu không có động lực làm việc để kiếm tiền. Vì vậy, cho dù cưng chiều con cái đến mấy, bạn cũng đừng nên bao bọc quá khiến chúng chỉ biết ỷ lại vào tình yêu của bố mẹ.Charles Tips chia sẻ rằng, vợ chồng ông luôn tỏ ra ngiêm khắc và kiên quyết mỗi khi bọn trẻ xin tiền. Chúng được phép có một khoản tiền chi tiêu hàng ngày, song phải cho bố mẹ biết kế hoạch của mình. Mục đích sử dụng là gì? Có bao nhiêu lựa chọn? v.v…Bố mẹ cần dạy con trân quý giá trị của tiền, của lao động để có thể kiếm được tiền. Đừng vì thương con mà chiều chuộng hết những đòi hỏi của chúng.

Dạy con tình yêu công việc

Không những thế, ông dạy con tình yêu công việc. Khi bạn giàu có, bạn có thể di du lịch, nghỉ ngơi. Để giàu có thì bắt buộc phải làm việc. Trẻ cần phải làm công việc chân tay, nổi trội về tinh thần và có sự linh hoạt, cứng rắn.

Dạy con sự rộng lượng

Những người muốn nhận được nhiều phải cho đi nhiều. Ông cho biết, ông cùng con trai 11 tuổi từng gặp một người mới ra tù trên một bãi biển. Họ đã đưa người đàn ông mới ra tù đó đi ăn mừng, vào phòng ông để tắm rửa, thay một bộ quần áo mới và cho tiền để anh ta thuê phòng ngủ qua một đêm.Ông đã giải thích với con trai mình, tiền bạc không là gì so với thời gian hạnh phúc mà hai cha con đã dành cho người đàn ông đó. Bất kì khi nào có thời gian dành cho mọi người, hãy sử dụng nó bằng tất cả khả năng của mình.

Dạy chúng lấy cảm hứng từ những thất bại

Cách tốt nhất để biết rằng làm doanh nhân khó thế nào là làm thử. Nếu bạn không biết thì có thể tìm cho con mình một người hướng dẫn có kinh nghiệm. "Một người trải qua nhiều lần thất bại có thể sẽ thấy cảm hứng từ chính những vấp ngã đó", Tips nói.

Không nói lời cảm ơn

Cựu doanh nhân Mỹ Charles Tips đã từng viết trên diễn đàn như sau:Tôi từng dành nguyên một ngày để phân phát những chiếc đĩa khuyến mại của một cửa hàng đến tay những đứa trẻ. Có đến cả 300 bà mẹ nói đi nói lại y nguyên một câu thế này với con mình: “Con nói gì với chú ấy đi chứ!”. “Cảm ơn chú!”, những cô bé, cậu bé lắp bắp nói ra câu ấy mà thậm chí còn không thèm nhìn vào mặt tôi một lần.Trước đây rất lâu, tôi đã từng thề rằng mình sẽ không dạy con mình diễn trò hề ấy. Tôi sẽ không yêu cầu con mình phải nói lời cảm ơn ai đó. Thay vào đó, chính tôi thay mặt các con mình sẽ nói điều ấy ra. Con trẻ có thể nhìn vào đó như một tấm gương và tự giác làm theo. Bạn không có quyền ép chúng phải làm điều gì đó.Khi lên 5, lên 6 tuổi, trẻ đã tự có những cảm xúc của riêng mình. Thậm chí chẳng cần tôi phải chen vào nhắc nhở, chúng cũng sẽ nói ra câu cảm ơn một cách thành thực tự đáy lòng nhất. Vì thế, nguyên tắc cuối cùng của tôi là: Đừng bao giờ dạy trẻ phải nói câu cảm ơn.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày