Bàn về hôn nhân, ngoài chữ “tình” thì vợ chồng sống với nhau còn vì “ân nghĩa”. Người xưa nói: “Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Hai con người xa lạ có thể bước chung trên con đường đời, đó đều là nhân duyên.
Trải qua những năm tháng sóng gió trong hôn nhân, chỉ khi đến bước cuối cùng các cặp vợ chồng mới hiểu rằng: Để giữ gìn hạnh phúc thì yêu hay không chỉ là thứ yếu, bao dung thấu hiểu cho nhau mới là trọng yếu nhất.
Để giữ gìn hạnh phúc thì yêu hay không chỉ là thứ yếu, bao dung thấu hiểu cho nhau mới là trọng yếu nhất. Ảnh dẫn theo asianwiki.com
Một buổi tối như bao buổi tối khác, cha tôi vừa hút thuốc vừa nhâm nhi ly rượu, ngồi cùng tôi đàm đạo chuyện đời. Lúc ấy mẹ tôi cũng có mặt trong phòng, bà không tham gia vào cuộc nói chuyện mà chỉ ngồi canh nồi áp suất đang bốc hơi nghi ngút. Bất chợt nhìn về phía chiếc nồi, cha lập cập dập tắt điếu thuốc rồi chạy tới lót tay, bê nồi áp suất và đổ lạc ở trong đó ra rổ, sau đó lại đặt cái nồi sang một bên để mẹ tôi mang đi cọ rửa.
Cha tôi trở về vị trí ban đầu, lại châm điếu thuốc và tiếp tục ôn lại câu chuyện xưa dang dở của mình. Hai người không ai nói với nhau câu nào, mỗi người mỗi việc nhưng vẫn khiến căn phòng phảng phất một bầu không khí vô cùng đầm ấm thoải mái, một sự thấu hiểu không cần lời nói giữa cha và mẹ.
Tôi cười tít, vừa nháy mắt vừa trêu cha: “Trước đây hai người đã ăn ý như vậy rồi sao?”
Cha tôi cười hiền từ: “Có tuổi rồi mới hiểu được rằng, điều cần thiết trong gia đình là chung sống với nhau mà không thấy mệt mỏi. Hai người muốn ở bên nhau lâu dài, yêu hay không chỉ là thứ yếu, không mệt mỏi mới là trọng yếu”.
Tôi suy tư một chút, dí dỏm đáp lại: “Cha à, cha đã ngộ đạo rồi sao?”.
Cha tôi nhấp một hớp rượu: “Đáng tiếc là hiểu ra được thì đã muộn rồi. Ta với mẹ con đã cãi vã hơn nửa đời người, ngẫm lại trước kia thực sự không nên như thế”.
Hai người muốn ở bên nhau lâu dài, yêu hay không chỉ là thứ yếu, không mệt mỏi mới là trọng yếu. Ảnh dẫn theo twitter.com
Tình yêu đẹp không phải bởi “ngọt ngào”, mà là bởi “thấu hiểu”
Vào một buổi tối, trên chuyến tàu điện cuối cùng, tôi gặp một đôi vợ chồng trẻ. Hai người trông khá bình dị, vừa nắm tay nhau vừa bước lên xe. Họ đi về phía chiếc ghế trống duy nhất còn lại, và chiếc ghế cũng chỉ đủ chỗ cho một người ngồi.
Hai người không nói không rằng, bắt đầu chơi trò “kéo búa bao” để phân định thắng thua. Cuối cùng cô gái thua cuộc, chàng trai tươi cười đắc ý, nhưng lại nhường chỗ cho cô gái ngồi. Cô gái vui vẻ, mỉm cười ngước nhìn chàng trai.
Toàn bộ quá trình diễn ra trong im lặng, nhưng lại ấm áp lòng người. Tôi nhìn đi nhìn lại, trong đầu tưởng tượng ra khung cảnh rất lãng mạn của một bộ phim nào đó, dịu dàng và ấm áp.
Trên đời này, có người chọn cách yêu thương thầm lặng, khiến cho người ta cảm thấy tình yêu thật sự ngọt ngào. Nhưng cũng có rất nhiều cặp đôi lại khiến người ta cảm thấy chán ngán.
Người chọn cách yêu thương thầm lặng, sẽ khiến cho người ta cảm thấy tình yêu thật sự ngọt ngào. Ảnh dẫn theo youtube.com
Nhiều đôi yêu nhau luôn đặt tình cảm trên đầu môi cửa miệng, bất kể thời gian địa điểm nào cũng hy vọng đối phương dùng ngôn ngữ, dùng hành động, dùng lễ vật để chứng minh, rồi coi đó là tình yêu vĩnh cửu.
Tình yêu như vậy sẽ khiến đối phương cảm thấy mệt mỏi. Khi ở cùng một chỗ thì cười cười nói nói, nhưng vừa xa nhau một giây lại cảm thấy như trút được gánh nặng trong lòng.
Trên đời có quá nhiều cuộc chia ly, không phải vì không yêu, mà là vì mệt mỏi. Đôi khi hôn nhân làm người ta mỏi mệt không phải về thể xác, mà là về tinh thần.
Có lần, tôi và một người bạn trở về nước trên cùng một chuyến bay. Bạn gái của cậu ta là người đa sầu đa cảm. Ở phi trường hai người bịn rịn không rời, lưu luyến không muốn xa nhau. Tôi ngồi bên cạnh nhìn cũng thấy ghen tỵ, cho rằng tình cảm của hai người thật đậm sâu.
Nào ngờ, vừa lên máy bay, cậu bạn học bỗng thở phào nhẹ nhõm, thậm chí còn buột miệng than rằng: “Sao lại mệt thế cơ chứ!”. Tôi không biết cậu ta thật sự mệt mỏi, hay là dùng quá nhiều sức lực vào chuyện tình yêu, đến mức mọi thứ vượt quá giới hạn nên mới sinh ra cảm giác mỏi mệt này.
Hai người ở bên nhau, quan trọng nhất là không bao giờ mệt mỏi, điều đó có thể làm dịu đi những nỗi bất an trong tư tưởng của mỗi người. Ảnh dẫn theo adweek.com
Tôi từng gặp một số người, đã cùng họ hàn huyên và làm rất nhiều việc mà theo người ta nói là “điều thú vị”. Thế nhưng không hiểu sao, tôi luôn có cảm giác bản thân giống như con muỗi trong im lặng mà hút đi nguyên khí của mình…
Hai người ở bên nhau, quan trọng nhất là không bao giờ mệt mỏi. Chính điều đó có thể làm dịu đi những nỗi bất an trong tư tưởng, xóa đi sự lạnh nhạt trong tâm, không còn lo sợ, cũng không còn cảm thấy nhìn không vừa mắt. Những thứ khiến tinh thần mệt mỏi đã không còn, vậy thì quãng đời còn lại có thể thảnh thơi mà vui sống.
Vợ chồng chung sống với nhau, bất hòa hay tan vỡ một phần do số mệnh, một phần là do bản thân không trân quý dẫn đến làm cho nhau chán chường. Muốn gia đình hạnh phúc, các cặp vợ chồng xin đừng quên rằng…
Tốt hay xấu nằm ở suy nghĩ
Khi có cãi vã, hai người không nên to tiếng hay tranh chấp, mà thay vào đó hãy mở lòng để trò chuyện một cách lý trí. Quan trọng nhất chính là, nếu bạn thật sự nghĩ cho nửa kia, hy vọng đôi bên hòa hợp, thì phần thiện ý này sẽ giúp hai người nhanh chóng vượt qua mâu thuẫn. Ngược lại, nếu điều nghĩ đến chỉ là tức giận và oán thán, thì làm sao cuộc hôn nhân có thể như ý bạn được?
Khi có cãi vã, hai người không nên to tiếng hay tranh chấp, mà thay vào đó hãy mở lòng để trò chuyện để hiểu nửa kia hơn. Ảnh dẫn theo yesasia.ru
Hóa giải duyên nợ
Vợ chồng đến với nhau, ràng buộc nhất chính là duyên nợ. Vì thế cần phải trân trọng nhau, có chuyện gì xảy ra cũng nên bình tĩnh, tìm cách giải quyết, dùng thiện niệm đối diện với những bất công và oan ức để hóa giải ác duyên.
Nhìn vào ưu điểm
Có nhiều cặp vợ chồng kết hôn quá lâu nên dường như đã quên mất nguyên nhân ban đầu đến với nhau. Khi thấy bạn đời của mình toàn khuyết điểm, họ không tiếc lời chỉ trích nhau, dẫn đến bất hòa. Đúng hay sai nhiều khi không quan trọng. Nếu bạn nhìn vào mặt tốt nhiều hơn, khen ngợi nhiều hơn, thì hai người tự nhiên cũng hòa hợp và ấm áp.
Đừng xem nhẹ hôn nhân
Trong cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây, hôn nhân luôn được xem trọng. Ở phương Tây, khi vào nhà thờ làm lễ, người ta cầu xin Chúa Trời chứng giám cho lứa đôi. Ở phương Đông, trong ba lần bái lạy nơi lễ đường, thì bái đầu tiên chính là bái Thiên Địa, hàm ý xin Trời Đất chứng giám cho hai người. Vậy nên hôn nhân còn mang ý nghĩa như một lời thề hẹn thiêng liêng, rằng cả hai sẽ luôn ở bên nhau, vượt qua gian nan không oán trách.
Theo Cmoney
Bình Nhi/ Đại kỷ nguyên
© 2024 | Thời báo ĐỨC