Chuyên gia ẩm thực gợi ý mâm cơm cúng tất niên tiết kiệm và ngon

Trước đây, để có ba ngày Tết, dân gian ta hay nói phải sửa soạn cả năm. Và người dân cũng phải chuẩn bị nhiều món cho ba ngày Tết. Còn một vài món đặc trưng của truyền thống, họ cố gắng giữ nhưng chuẩn bị ít, để dâng lên bàn thờ cúng ông bà"

Ông Chiêm Thành Long, Phó chủ tịch hiệp hội ẩm thực Việt Nam gợi ý mâm cỗ ngày ba mươi Tết tiết kiệm và ngon.

Trước đây, để có ba ngày Tết, dân gian ta hay nói phải sửa soạn cả năm. Và người dân cũng phải chuẩn bị nhiều món cho ba ngày Tết.

Trong cuốn Đất lề quê thói, tác giả Nhất Thanh kể, nhà có vườn cau quanh năm lo lượm nhặt những tàu lá rụng, cắt lấy mo tước mỏng quấn lại, gác bếp để Tết gói giò.

Nhiều nhà nuôi heo, nuôi gà từ đầu năm để Tết mổ thịt.

Nhiều nơi còn có tục chơi "họ giò bánh". Mỗi tháng góp tiền và mua hốt, để lại một phần giao cho nhà cái đến Tết mua gạo thịt làm giò, gói bánh chưng...

Tuy nhiên theo chuyên gia ẩm thực Chiêm Thành Long, cùng với xu thế của thời đại, mâm cơm ngày 30 Tết nói riêng hay mâm cỗ các ngày Tết giản lược đi nhiều và tiện lợi hơn.

Ngoài vấn đề tài chính, công việc bận rộn, thời gian eo hẹp, ông Chiêm Thành Long đưa ra ba lý do của vấn đề trên.

  • Thứ nhất, thức ăn chuẩn bị ăn trong nhiều ngày, cũng không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Hai là, chuẩn bị nhiều quá, ăn không hết lại lãng phí.
  • Ba là dễ ngán, có mấy món ăn đi ăn lại hoài.

"Đó là lý do mà trong những năm qua, nhiều gia đình, đặc biệt các gia đình trẻ chuẩn bị những món ăn tiện lợi, ăn tới đâu chế biến tới đó, làm nóng ngay. 

Còn một vài món đặc trưng của truyền thống, họ cố gắng giữ nhưng chuẩn bị ít, để dâng lên bàn thờ cúng ông bà", ông Long nói.

Ngoài ra, giờ đây, lễ lạt giảm đi nhiều, người ta cũng không nặng nề chuyện ăn uống. Nhiều gia đình chỉ cúng ngày 30 và mùng 1 Tết, sau đó đi du lịch đón năm mới.

1 Chuyen Gia Am Thuc Goi Y Mam Com Cung Tat Nien Tiet Kiem Va Ngon

Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội do nghệ nhân Ánh Tuyết chuẩn bị - Ảnh: ĐẬU DUNG

Chuyên gia Chiêm Thành Long cũng nói, tùy theo vùng miền địa lý và khí hậu mà mâm cơm cúng ngày 30 Tết có sự khác nhau.

Không như miền Nam sản vật phong phú, đa dạng, miền Bắc và miền Trung hợp những món ăn có nhiều năng lượng như dầu mỡ, có vị cay,… (do điều kiện khí hậu lạnh chi phối).

Ở miền Bắc, bên cạnh một số gia đình "chuyển dịch" theo xu thế, đơn giản hơn thì một số gia đình vẫn giữ nét cổ truyền trong việc bày mâm cúng tất niên 30 Tết, tức 4 bát, 4 đĩa. Những nhà khá giả hoặc làm quan thì làm 6 bát, 6 đĩa, thậm chí 8 bát, 8 đĩa.

2 Chuyen Gia Am Thuc Goi Y Mam Com Cung Tat Nien Tiet Kiem Va Ngon

Một mâm cơm cúng tất niên ngày 30 tết của người miền Nam

Trong khi đó ở miền Nam, thành phần dân tộc đa dạng, sống quần tụ trong một cộng đồng. Ngoài người Kinh, còn có người Khmer, người Hoa… tạo ra sự giao thoa văn hóa đa dạng nên cách ăn Tết cũng khác.

Tuy nhiên, theo ông Long, "dù nhiều hay ít, mâm cúng tất niên ở miền Nam phải có nồi thịt kho, canh khổ qua và đòn bánh tét". Ngoài ra tùy từng gia đình mà có thêm gà, lạp xưởng…

Điều này khác miền Bắc, thường phải có gà. Ngoài gà luộc, mâm cúng tất niên ở miền Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng đều có bánh chưng, dưa hành muối, nem, giò thủ và thịt đông.

Tùy gia đình, còn có thêm một số món như: bóng xào thập cẩm, canh măng, miến xào mề gà...

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày