Tôi học ngành tài chính và tiếp xúc nhiều với các nhà đầu tư, nhưng mười mấy năm qua, tôi nhận thấy khả năng kiếm tiền của mình vẫn kém hơn vợ.
Lúc tôi và vợ tôi kết hôn đã bắt đầu trao đổi, bàn bạc về quyền sở hữu trong ngôi nhà chung. Tôi đề nghị là tất cả tiền bạc đều do vợ tôi quản lí. Cô ấy thẳng thừng từ chối đề nghị này với ba lý do:
Thứ nhất, việc này không có lợi nếu gặp phải rủi ro; thứ hai, thân là một người theo chủ nghĩa nữ quyền, cô ấy không tài nào chấp nhận được cảm giác phải lệ thuộc hoàn toàn vào chồng; thứ ba, nếu như mọi tài chính đều do cô ấy quản lý, những ngày lễ như sinh nhật, lễ Tình nhân, tôi mua quà cho cô ấy xong, cô ấy còn phải giúp tôi thanh toán bằng thẻ tín dụng, cảm giác như tự mua quà cho bản thân, trong lòng sẽ không thoải mái.
Thế là, gia đình chúng tôi thiết lập 3 nguyên tắc phân chia quyền lực sau: tiền do ai kiếm thì người đó sẽ quản lí, khi phải chi tiêu lớn như mua nhà thì mỗi người ra một nửa, cả hai đều có quyền kiểm tra tài khoản của đối phương bất cứ lúc nào.
Tôi tự cho rằng mỗi ngày bản thân đều tiếp xúc với giới tài chính, thường xuyên gặp mặt các sếp lớn để bàn chuyện đầu tư, lại học ngành tài chính, khả năng kiếm tiền chắc chắn sẽ giỏi hơn nhiều so với vợ mình, chẳng bao lâu cô ấy sẽ than khóc và yêu cầu “hai bên thống nhất” thôi.
Nhưng mười mấy năm nay kể từ khi cưới nhau, tôi càng ngày càng để mình thua xa. Mỗi khi tôi kiểm tra, tiền trong tài khoản của cô ấy đều nhiều hơn tôi, vả lại khoảng cách này ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Điều này làm tôi phải dừng lại và suy ngẫm, rốt cuộc là vì sao khả năng kiếm tiền của cô ấy lại giỏi hơn tôi?
Hồi tưởng lại những lần để ý “ngầm” từ khi kết hôn đến nay, tôi cảm thấy có những phương diện cô ấy rõ ràng đã làm tốt hơn tôi.
Đầu tiên là nhận thức về kiếm tiền của chúng tôi có sự khác biệt rất lớn. Tôi luôn tin vào một quan điểm: nâng cao bản thân chính là sự đầu tư tốt nhất, sau đó sử dụng khả năng này để kiếm tiền.
Ví dụ như khi tôi đi diễn thuyết, càng nổi tiếng thì số tiền được trả sẽ càng cao. Nhưng đây là một “tư duy nghèo” điển hình, dùng thời gian để đổi lấy tiền bạc. Mà một khi bị bệnh, thể lực không đủ, thu nhập cũng sẽ đứt gánh tại đây.
Trong khi cô ấy luôn sử dụng năng lực của người khác để kiếm tiền, cũng có nghĩa là tôi cứ mãi cực lực đi gánh nước, còn cô ấy tự xây cho mình một kênh dẫn. Cửa hàng trên mạng của cô ấy nhận về hàng trăm nghìn lượt thích, còn thuê thêm mười mấy người làm việc, mỗi ngày cô ấy chỉ cần xem qua một chút hôm nay đã kiếm được bao nhiêu tiền.
Vì thế nếu như một người muốn dựa vào bản thân để kiếm tiền thì sẽ luôn gặp giới hạn, bởi vì họ chỉ có hai cách: hoặc là tăng thời gian làm việc, hoặc là tăng giá trị thời gian tại nơi làm. Ngày nay là thời đại của sự hợp tác, internet giúp việc hợp tác giữa mọi người với nhau ngày càng trở nên đơn giản hơn.
Chúng ta nên tận dụng việc hợp tác này để bù đắp cho những khiếm khuyết của mình, để khiến giá trị tăng lên gấp đôi, mà không nên chỉ chiến đấu đơn thương độc mã, như vậy cuối cùng chỉ nhận về thất bại. Kiểu nhận thức này rất khó để thay đổi.
Những ngày gần đây tôi nói với vợ, tôi muốn ra nước ngoài học tiến sĩ ngành kinh tế. Cô ấy bật cười, nói: “Anh muốn bao nhiêu tiến sĩ nước ngoài để em tuyển cho anh, sao anh phải đầu tư thời gian của mình vào việc này? Anh cần phải tập hợp các nguồn lực, chứ không phải chỉ biến mình trở thành một nguồn lực.”
Tôi rơi vào những suy nghĩ sâu sắc. Thật ra cách mà chúng tôi xem xét vấn đề hoàn toàn không giống nhau, điều này có thể thiên về đặc điểm tỉ mỉ vốn có của người phụ nữ. Lấy một ví dụ đơn giản, chúng tôi cùng đến Mỹ để xem nhà, tôi chỉ nghĩ làm thế nào để chọn được một ngôi nhà vừa ý, sau đó ký hợp đồng càng sớm càng tốt.
Cô ấy nghĩ: Tại sao họ có thể bán nhà ở Mỹ? Họ bán nhà như thế nào? Làm thế nào để kinh doanh bất động sản tại Mỹ? Lúc tôi ký hợp đồng cũng là lúc cô ấy đã làm rõ những câu hỏi này, chờ đến khi trở về nước chưa đầy một tháng, cô ấy đã bắt đầu bàn chuyện nhà đất để phát triển bất động sản tại Mỹ.
Tôi chỉ tập trung vào một việc, còn cô ấy tập trung vào quy luật đằng sau của mỗi một việc.
Một ví dụ khác là đầu xuân chúng tôi có đến một khu mua sắm của nước Anh, tôi thì mải mê dạo chơi, còn cô ấy sau khi đi dạo xung quanh đã đến trò chuyện với người quản lý của bộ phận quan hệ công chúng để giúp họ làm tiếp thị trực tuyến, trình bày đến đối phương không ngừng thán phục, cảm thấy cô ấy là một nguồn năng lượng thần bí của phương Đông.
Gần đây tôi mua một đĩa game PlayStation để chơi lại. Vợ tôi ngồi cạnh nói với tôi là: “Ngành này kiếm tiền như thế nào vậy anh? Một ngày bán được bao nhiêu đĩa? Lợi nhuận trong một tháng khoảng bao nhiêu?” Một người nhìn nhận vấn đề bằng bao nhiêu góc độ, người đó sẽ có bấy nhiêu khả năng thành công. Một người xem xét vấn đề với bao nhiêu chiều sâu, người đó sẽ nhận về bấy nhiêu lợi nhuận.
Sự khác biệt cuối cùng giữa tôi và vợ là định nghĩa về mạo hiểm không giống nhau. Tôi cho rằng những việc vượt quá khả năng chịu đựng hiện giờ của mình là mạo hiểm. Ví dụ mua nhà, nếu như khoản phải trả trước khi mua không hợp lí, tôi chắc chắn sẽ không mua. Định nghĩa của vợ tôi là vượt quá khả năng chi trả trong tương lai, mới là mạo hiểm. Ví dụ, tôi cảm thấy nếu như mua nhà ở Mỹ xong thì sẽ sạch túi, cô ấy cảm thấy còn có thể thanh toán bằng Alipay và WeChat Pay. Sau này cô ấy chỉ cần kiếm thêm khoản tiền lãi cần phải chi trả là được. Mới chớp mắt mà ngôi nhà được cô ấy mua đã tăng giá trị gấp ba lần, còn cổ phiếu tôi mua dần chạm đáy.
Tất nhiên tôi không cảm thấy phiền muộn, vì phụ nữ tiến hóa tốt hơn đàn ông. Cũng giống như hiện tại tôi đang viết bài này, cô ấy vẫn không ngừng ríu rít bên cạnh: “Nếu như chỉ giữ lại nhà hoặc chồng, rốt cuộc nên giữ lại cái nào?”
© 2024 | Thời báo ĐỨC