1. Đọc sách là đầu tư có lãi nhất của cuộc đời mỗi người
Nhà giáo dục Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky từng nói: "Một đứa trẻ không đọc sách chính là một học sinh kém tiềm ẩn trong học tập". Câu nói này hoàn toàn không hề sai.
Theo thống kê, những đứa trẻ có thói quen đọc sách thường sở hữu thành tích học tập tương đối cao. Và thực tế là có tới 80% thủ khoa đại học đều thích đọc sách.
Thói quen đọc nên bắt đầu từ lúc dưỡng thai, các bà mẹ có thể vừa xoa bụng vừa đọc sách cho con nghe để thai nhi cảm nhận tiết tấu và âm luật của ngôn ngữ.
Đến khi trẻ được một tuổi, các bậc phụ huynh nên dành 20 phút trước khi ngủ để con hưởng thụ sự thích thú do đọc sách mang lại. Sau 5 tuổi, bạn đã có thể bắt đầu dạy trẻ nhận mặt chữ, trang bị kỹ năng cho trẻ tự mình đọc sách.
Những đứa trẻ thích đọc sách sẽ hình thành tư tưởng phong phú, cách nghĩ chín chắn và logic, không dễ sa vào thành kiến và cố chấp. Thói quen đọc sách cũng rèn luyện cho các em có được nhân cách độc lập. Đọc sách không chỉ là một thói quen tốt, đem lại trí thức mà còn giúp trẻ nhìn rõ nội tâm, cảm nhận cuộc sống.
Trong sự thành công của một người, thói quen đọc sách chiếm một tỷ lệ rất lớn, nếu con bạn có thói quen đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách của các bậc Thánh hiền từ nhỏ, thì sau này chắc chắn sẽ trở thành người xuất sắc.
Bởi vậy, ngay từ tấm bé, cha mẹ nên hình thành cho con thói quen đọc sách, chúng mới có thể hứa hẹn trong tương lai.
Ngay từ tấm bé, cha mẹ nên hình thành cho con thói quen đọc sách, chúng mới có thể hứa hẹn trong tương lai. Ảnh minh họa
2. Không để ''nước đến chân mới nhảy''
Nhiều người hiện nay mắc bệnh giờ ''cao su'', nước đến chân mới nhảy. Những người này thuộc nhóm thiếu thói quen xử lý mọi việc theo hướng sớm nhất có thể.
Do đó, hãy hình thành cho trẻ thói quen này từ nhỏ, như thế trẻ sẽ có đủ thời gian để ứng phó với những việc phát sinh, từ đó hình thành nên một tâm thái ung dung tự tại, không vội vã mà hỏng việc. Chẳng hạn như nhất định phải yêu cầu trẻ làm xong bài tập mới được đi chơi…
3. Đừng lái mình vào khuôn mẫu
Cha mẹ nên dạy trẻ không nên từ bỏ những thứ mình thích chỉ vì ai đó cho rằng, con gái hay con trai không nên cư xử như vậy. Mỗi người đều là một cá thể riêng biệt với những sở thích và điểm mạnh riêng, vì thế trẻ nên mạnh dạn theo đuổi đam mê và sở thích của mình, không có khuôn mẫu nào dành cho bất kỳ ai.
4. Không bao giờ từ bỏ hoài bão và mục tiêu
Con đường để con đến với ước mơ có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Khi ước mơ và những khát khao được nuôi dưỡng hàng ngày với niềm tin và lòng quyết tâm thì ước mơ đó chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.
Khi ước mơ và những khát khao được nuôi dưỡng hàng ngày với niềm tin và lòng quyết tâm thì ước mơ đó chắc chắn sẽ trở thành hiện thực. Ảnh minh họa
5. Hình thành thói quen đúng giờ
Có câu "Người đúng giờ chưa chắc đã xuất sắc, nhưng người xuất sắc nhất định đúng giờ". Bởi vì sự đúng giờ là biểu hiện của tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật, đem lại cho người khác cảm giác tin tưởng và đáng để cậy nhờ.
Trong lớp học vẽ, có hai bạn nhỏ sở hữu thói quen hoàn toàn trái ngược nhau. Một cậu bé thường xuyên đến muộn, bị phê bình vẫn tỏ vẻ thờ ơ, ngày nào cũng hết sức lười biếng.
Cô bé còn lại thì chăm chỉ đến sớm và đúng giờ, sắp xếp đồ dùng học tập lên bàn rồi yên lặng ngồi đợi cô giáo. Có một lần trời đổ mưa lớn, bạn học đều nghỉ, chỉ có cô bé và mẹ là đội mưa đến lớp học.
Cũng nhờ đúng giờ, chăm chỉ, chuyên cần mà kỹ thuật vẽ của cô bé ấy ngày càng tốt, còn nét vẽ cậu bé lười biếng vẫn nguệch ngoạc y như ban đầu. Mọi người thấy vậy đều đến hỏi mẹ cô bé xin kinh nghiệm.
Khi đó, mẹ cô chia sẻ: "Việc học tập đối với trẻ con không chỉ dựa vào thiên phú mà thái độ cũng đóng vai trò quan trọng. Tôi chỉ yêu cầu con mình làm việc gì cũng phải nghiêm túc, mà tiền đề để nghiêm túc học tập chính là đúng giờ".
Đối với trẻ nhỏ mà nói, sự đúng giờ vừa thể hiện năng lực quản lý thời gian, vừa giúp các em học tập và sinh hoạt một cách có kế hoạch, có trách nhiệm. Hơn nữa, từ sự tuân thủ giờ giấc, ta có thể nhìn ra nền tảng giáo dục và quá trình tu dưỡng của một người.
Trong cuộc đời này, sự cẩn thận, tỉ mỉ là yếu tố giúp quyết định thắng bại. Vì thế, hãy dạy trẻ nhỏ cách tuân thủ giờ giấc ngay từ khi các em bắt đầu có nhận thức về thời gian.
6. Đừng vội coi ai đó là bạn
Có rất nhiều người quen, hàng xóm cũ và bạn học trong cuộc sống của chúng ta nhưng không phải tất cả những người ta gặp đều là bạn. Cha mẹ nên dạy trẻ rằng, tình bạn chân chính được kiểm nghiệm bởi thời gian.
7. Tham gia vào việc nhà, hình thành tính trách nhiệm
Phụ huynh đừng nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, chưa thể làm giúp mình việc gì. Hãy để trẻ làm những việc nhỏ vừa sức trong nhà, việc này có thể giúp trẻ hình thành nên tính trách nhiệm cần thiết suốt đời.
Hãy để trẻ cảm nhận và hiểu rõ mình là một thành viên trong gia đình, phải có nghĩa vụ đảm đương gánh vác một số việc nhất định. Trẻ hình thành được thói quen làm việc nhà sau пày sẽ có lợi cho tương lai, khi chúng lớn lên, xây dựng gia đình của riêng mình.
Hãy để trẻ cảm nhận và hiểu rõ mình là một thành viên trong gia đình, phải có nghĩa vụ đảm đương gánh vác một số việc nhất định. Ảnh minh họa
8. Dạy con cách tư duy sắp xếp
Một nghiên cứu tại Đại học Kinh doanh Harvard đã phát hiện, những đứa trẻ có bàn học sạch sẽ, chỉnh tề thường sở hữu thành tích nổi bật, tính cách cởi mở, làm việc chuyên chú mà kiên trì.
Nhưng ngược lại, những đứa trẻ thường xuyên để đồ vật bừa bãi, lười biếng lề mề đều không có thói quen sắp xếp và sở hữu không nhiều thành tích hay đức tính.
Người Nhật rất coi trọng giáo dục thói quen sắp xếp. Ngay từ nhỏ, trẻ em tại đất nước này đã được dạy về cách sắp xếp và làm việc có trật tự thông qua những việc làm đơn giản như cất đồ chơi trở về vị trí cũ, sắp xếp cặp sách cho ngày hôm sau, thu dọn bàn học và phòng ngủ…
Các bậc phụ huynh không nên xem thường lợi ích từ những việc nhỏ nhặt này. Sắp xếp không chỉ có thể giúp trẻ rèn luyện năng lực quan sát, năng lực làm việc, ý thức kỷ luật mà còn tạo điều kiện để các con "thu dọn" những cảm xúc tiêu cực từ trong tiềm thức.
Một chuyên gia về nghệ thuật sắp đặt đến từ Hàn Quốc từng nhận sắp xếp phòng cho một đứa trẻ. Nhưng khi tới nơi, người này không khỏi ngạc nhiên trước "thảm cảnh" căn phòng: Sách và đồ chơi bừa bộn, chất đống khắp nơi, quần áo treo bừa bãi, bàn học chật kín đồ và vô cùng bừa bộn.
Mẹ đứa trẻ không khỏi phàn nàn: "Cả ngày bắt nó đọc sách, nhưng nó không thích, chị cũng hết cách".
Thế nhưng trong một căn phòng bừa bộn như nhà kho ấy, liệu đứa trẻ nào có thể yên tâm để chuyên chú và tập trung để sáng tạo, học tập?
Bằng sự quyết tâm của mình, vị chuyên gia kia bắt đầu xắn tay thu dọn. Một lúc sau, chính đứa trẻ cũng giúp ông vứt rác và dọn dẹp. Sau mấy giờ đồng hồ, căn phòng đã trở nên sạch sẽ, ngăn nắp.
Lúc đó, đứa trẻ ngồi vào bàn học và bắt đầu đọc sách một cách hứng thú, thậm chí quên rằng trong phòng khi ấy còn có một người khác. Chỉ bằng cách sắp xếp lại một căn phòng đã khiến trẻ tràn đầy động lực học tập. Điều này quả thực quá thần kì.
Tư duy sắp xếp là điều cần thiết để đào tạo nên một đứa trẻ xuất sắc.
Trẻ nhỏ biết cách sắp xếp đồ đạc thì mới có thể quản lý tri thức, có thể quy hoạch tốt không gian thì mới có thể quy hoạch tốt cuộc đời.
9. Khống chế cảm xúc của bản thân
Bố mẹ đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ muốn khóc là khóc, muốn cười là cười, muốn cáu giận là cáu giận. Thực ra kiềm chế cảm xúc là việc mà một con người phải làm cả cuộc đời. Cảm xúc của trẻ nhỏ cũng cần có không gian để trút và cũng cần có thói quen khống chế, điều tiết.
Chẳng hạn trẻ gặp phải vấn đề khó khiến con không thể kiên nhẫn, hãy nói với trẻ rằng khi gặp khó khăn mà tỏ ra chán nản, bực dọc không mang lại lợi ích gì, thay vào đó con nên làm những việc nhỏ dễ dàng hơn, đợi khi bình tâm lại, con sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề trước đó.
Nếu con chưa hình thành được những thói quen tốt này, vậy thì ngay từ bây giờ, bố mẹ nên thúc ép trẻ. Chắc chắn với những thói quen trên, trẻ có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân trong tương lai và biết ơn bố mẹ nhiều hơn.
Theo GĐXH
© 2024 | Thời báo ĐỨC