7 phép lịch sự tối thiểu trên bàn ăn nên chú ý để không bị vô duyên

Có những quy tắc, những phép lịch sự hay những hành động rất nhỏ trên bàn ăn mà nhiều người không để ý sẽ thành người vô duyên và gây khó chịu cho những người đang cùng dùng bữa.

132 1 7 Phep Lich Su Toi Thieu Tren Ban An Nen Chu Y De Khong Bi Vo Duyen

1. Mời người lớn trước khi ăn

Đây chính là phép lịch sự tối thiểu mà bất kì ai cũng phải nằm lòng. Trước khi bắt đầu bữa cơm, hãy mời mọi người dùng bữa theo thứ tự tuổi tác, vai vế. Tiếp theo sau đó, bạn nên chờ người lớn tuổi nhất, vai vế cao nhất ăn trước rồi mình hẵng ăn.

132 2 7 Phep Lich Su Toi Thieu Tren Ban An Nen Chu Y De Khong Bi Vo Duyen

Trong trường hợp bạn được mời đến nhà người khác dùng bữa, hãy để chủ nhà gắp đồ ăn trước, trừ trường hợp chủ nhà chủ động đề nghị bạn gắp trước. Hành động nhỏ này thể hiện sự tôn trọng bạn dành cho chủ nhà.

2. Chú ý đến cách xới cơm

Có rất nhiều người không để ý đến việc xới cơm thế nào cho lịch sự mà thường xới cơm 1 lần cho đầy chén/bát để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên đây chính là một điều vô cùng không hay, nhiều người hoặc nhiều gia đình người Việt thường quan niệm xới cơm một lần là xới cơm cúng cho người đã khuất.

132 3 7 Phep Lich Su Toi Thieu Tren Ban An Nen Chu Y De Khong Bi Vo Duyen

Hãy xới cơm bằng khoảng 2 - 3 lần, sao cho đầy khoảng 2/3 bát cơm là ổn. Không nên xới bát cơm quá đầy, làm việc gắp thức ăn vào bát gặp nhiều bất tiện hoặc khiến người khác cho rằng bạn không lịch sự.

3. Chú ý cách dùng đũa

Liên quan đến việc dùng đũa trong bữa cơm, có rất nhiều những lưu ý mà bạn nên nhớ. Hành động kiêng kị nhất khi dùng đũa là đó là cắm thẳng đôi đũa vào bát cơm.

Khi bạn muốn gắp thức ăn cho người khác, tốt nhất nên có một đôi đũa mới vì nhiều người cho rằng đảo đầu đũa cũng mất vệ sinh vì đầu đũa đó là nơi ta cầm nắm, dễ mang theo nhiều vi khuẩn.

132 4 7 Phep Lich Su Toi Thieu Tren Ban An Nen Chu Y De Khong Bi Vo Duyen

Bên cạnh đó, nhiều hành vi kém tế nhị khác cũng không nên xuất hiện trên bàn ăn là lấy đũa để xê dịch cốc, bát; ngậm đũa, liếm đầu đũa, bới thức ăn trong đĩa để tìm miếng mình thích… Nếu trong trường hợp bạn phân vân không biết hành vi của mình có ổn không, tốt nhất là đừng làm.

4. Điều chỉnh tư thế ngồi ăn phù hợp

Sẽ vô cùng mất lịch sự và cũng không ai cảm thấy thích thú khi người ngồi ăn cơm cùng mình cứ cúi gằm mặt để ăn, tay gắp thức ăn lia lịa hay ngồi xiên ngồi xẹo. Tư thế ngồi ăn là rất quan trọng, vì vậy hãy chú ý điều chỉnh tư thế chỉnh tề và lịch sự nhất có thể.

132 5 7 Phep Lich Su Toi Thieu Tren Ban An Nen Chu Y De Khong Bi Vo Duyen

Các chuyên gia cho rằng tư thế chuẩn trong một bữa ăn là giữ lưng thẳng, tay đặt trên bàn, đầu giữ ngang tầm mắt. Chúi đầu vào món ăn khi bạn ngồi ăn ở trên ghế hay rung đùi, chống tay lên bàn mà bưng cơm đầy ngao ngán là những hành vi không nên làm.

Nếu ngồi quá xa đĩa thức ăn, thay vì di chuyển, nhoài người để cố với, hãy nhờ người khác gắp hộ đồ ăn một cách lịch sự.

5. Cách cầm ly uống rượu vang

Cách cầm ly rượu vang đúng đó là cầm vào phần chân ly rượu. Điều này vừa giúp bạn không lưu lại dấu vân tay trên ly rượu, vừa giúp ly rượu không bị nhiệt độ từ ngón tay làm ảnh hưởng đến chất lượng.

132 6 7 Phep Lich Su Toi Thieu Tren Ban An Nen Chu Y De Khong Bi Vo Duyen

Khi uống rượu vang, hãy nhấp từng chút một và thưởng thức. Trên bàn tiệc, hãy để ly rượu bên phải ly nước và nhìn vào mắt đối phương khi chạm ly. Bạn có thể chạm ly riêng với từng người trong bàn nhưng đừng cắt ngang qua tay người khác.

6. Đừng sử dụng điện thoại

Dùng điện thoại trong bữa ăn không chỉ là một hành động mất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác mà còn gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của chính bạn nữa. Bạn nên chú tâm vào bữa ăn và những người ngồi cùng với bạn. Các vật dụng không cần thiết khác như túi xách cũng không nên để trên bàn ăn.

132 7 7 Phep Lich Su Toi Thieu Tren Ban An Nen Chu Y De Khong Bi Vo Duyen

Nếu thực sự có việc phải dùng đến điện thoại, hãy báo cho mọi người cùng bàn biết để thông cảm. Bạn có thể ra ngoài nghe điện thoại để tránh làm ồn, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

7. Ăn xong trước cũng không đứng dậy

Việc có người đứng lên, ngồi xuống sẽ khiến những người khác trong bữa ăn cảm thấy khá ngại ngùng. Nếu ai ăn xong cũng đứng dậy hết cả thì người ngồi lại sẽ không thể thoải mái tiếp tục dùng bữa.

Nếu bạn có tốc độ nhanh, hãy ăn chậm lại một chút, để ý tới những người xung quanh để có tốc độ phù hợp. Nếu bạn ăn xong trước họ, bạn có thể ngồi lại trò chuyện vui vẻ hay ăn thêm chút salad, rau nhẹ nhàng. Những chú ý tuy nhỏ nhưng sẽ khiến hình ảnh của bạn trong bữa cơm được cải thiện rất nhiều.

Nguồn: giadinhmoi

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày