Thời tiết giá lạnh gây nhiều phiền toái cho sức khỏe trong đó có chứng nứt gót chân. Hiện tượng này khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân.
Căn bệnh này ít được nhiều người quan tâm đúng mức vì chỉ là vấn đề thẩm mỹ; nhưng khi gặp một số điều kiện thuận lợi như tiếp xúc nhiều với nước, thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh… từ đó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao động.
Các triệu chứng càng nghiêm trọng nếu phần da bao quanh viền ngoài của gót dày lên hoặc bị chai nhiều hơn. Trong trường hợp nặng, các vết nứt có thể gây chảy máu, thậm chí do tổn thương sâu, vi khuẩn và virut xâm nhập có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.
Những mẹo dưới đây sẽ giúp bảo vệ gót chân bạn khỏi hiện tượng này:
1. Ngâm nước ấm
Ngâm chân vào nước ấm có thể loại bỏ được lớp da cứng trên chân. (Ảnh: thanhnien.net)
Ngâm chân vào nước ấm ít nhất 1 lần/tuần có thể loại bỏ được lớp da cứng trên chân, giữ cho chân bạn khỏe mạnh và không có vết nứt quanh gót chân, đặc biệt là vào mùa đông.
2. Dùng vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào da khỏi các gốc tự do gây hại tạo ra bởi cơ thể và các nguồn môi trường khác. Vitamin này giúp tái tạo lại làn da và có thể làm những điều kỳ diệu trong điều trị và ngăn ngừa chân nứt nẻ.
3. Massage chân
Thường xuyên xoa bóp chân với kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da và cải thiện lưu thông máu đến bàn chân tốt hơn. (Ảnh: sayidaty.net)
Nếu bạn có xu hướng bị khô và nứt chân vào mùa đông, điều rất quan trọng là bạn thường xuyên xoa bóp chân với kem dưỡng ẩm. Việc này sẽ giúp làm mềm da và cải thiện lưu thông máu đến bàn chân tốt hơn.
4. Không quên uống nước
Uống nước hợp lý là thói quen rất quan trọng để duy trì sự trao đổi chất trong tế bào khỏe mạnh. Một cơ thể mất nước có thể dẫn đến da khô và cũng không thể sửa chữa những tổn thương hiện có trên da.
Nếu da của bạn không nhận được đủ lượng nước, nó sẽ trở nên cứng và ít đàn hồi, có nghĩa là bàn chân của bạn trở nên dễ bị nứt và vết nứt có xu hướng ngày càng nghiêm trọng.
5. Đắp trái cây lên chân
Bạn có thể ngăn ngừa cũng như điều trị nứt gót chân với các loại trái cây sẵn có, ví dụ như chuối chín, bơ và đu đủ… các loại trái cây này sẽ đem lại dinh dưỡng và độ ẩm cho da chân, tăng khả năng phòng ngừa vi khuẩn.
6. Tẩy da chết cho chân bằng đường nâu
Đường nâu dễ dàng tẩy bỏ các tế bào da chết để da trên bàn chân và giữ cho chân mềm mại, khỏe mạnh. (Ảnh: foto-basa.com)
Các hạt đường nâu nhỏ này “làm việc” như là một bàn chải tuyệt vời cho đôi chân của bạn. Nó có thể dễ dàng tẩy bỏ các tế bào da chết để da trên bàn chân và giữ cho chân mềm mại, khỏe mạnh. Ngoài ra, đường nâu chứa axit glycolic có thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn rất tốt, nhờ đó sẽ giảm thiểu nguy cơ bị viêm hoặc nhiễm trùng ở chân.
7. Dùng vitamin C
Tương tự như vitamin E, vitamin C bảo vệ da khỏi các gốc tự do. Các gốc tự do có thể gây tổn hại lớn cho da, dẫn đến da khô hoặc vết nứt.
Vitamin tan trong nước cũng rất quan trọng trong việc sản xuất collagen, là chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Trên thực tế, thiếu vitamin C có thể gây khô da. Cùng với axit béo, vitamin C, kẽm và omega-3 cũng tốt cho việc sửa chữa da và chữa lành vết thương. Trên thực tế, sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể góp phần làm chân bị nứt.
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Thời báo ĐỨC