Sổ mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi trời chuyển lạnh, nhất là vào những ngày lạnh sâu.
Thông thường, sổ mũi thường đi kèm với hiện tượng ho, sốt, ngạt mũi... - những dấu hiệu đặc trưng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sổ mũi ở trẻ nhỏ đơn giản chỉ là bị lạnh xâm nhập, chưa có những dấu hiệu tiếp theo gây nên bệnh nguy hiểm.
Trong trường hợp này, cha mẹ có thể nấu cháo trị sổ mũi cho con vô cùng hiệu quả, bước đầu ngăn chặn nguy cơ thành bệnh nguy hiểm cực tốt. Một số món cháo cần cho trẻ ăn khi xuất hiện chứng sổ mũi chính là:
Cháo tía tô
Nguyên liệu:
- 20g lá tía tô.
- 2g gừng tươi.
- 20g đường phèn.
- 50g gạo.
Cách làm:
- Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ.
- Gạo vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được.
Cách dùng: Chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 - 5 ngày.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), lá tía tô có tính ấm, vị của lá tía tô cay, có tác dụng mạnh mẽ đến tim, phổi, tỳ, giúp cho cơ thể toát được mồ hôi, trừ được cảm cúm, điều trị ho đờm, ho khan, long đờm, hen suyễn. Chính vì vậy lá tía tô ngoài việc trị ho còn được sử dụng rất nhiều để trị chứng sổ mũi ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, đường phèn có chứa saccharose và một số nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, đường phèn vị ngọt tính bình, vào tỳ và phế. Công năng chủ trị của đường phèn là bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm. Sử dụng đường phèn ngay khi bị sổ mũi có tác dụng chặn đứng cảm cúm cùng nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác vào mùa đông như viêm phế quản, viêm phổi.
Cháo gừng, hành
Nguyên liệu:
- 50g gạo.
- 5 lát gừng.
- Hành lá 5 cây.
- Một thìa dấm.
Cách làm: Nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều.
Cách dùng: Lấy ra ăn ngay khi đang nóng.
Hành lá từ lâu đã là một thực phẩm giải cảm cực tốt.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, gừng có tác dụng phát biểu, ôn trung, trục hàn, tiêu đờm, giải độc tố, hồi dương, thông mạch, chống nôn ói…Trong gừng còn chứa một loại tinh dầu có thể chữa cảm lạnh , buồn nôn, chữa ho và trị sổ mũi cho trẻ nhỏ cực hiệu quả.
Hành lá từ lâu đã là một thực phẩm giải cảm cực tốt. Đông y ghi nhận, hành có vị cay, bình mà không độc có năng lực phát biểu, hòa trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ lạng. Sử dụng hành lá ăn kèm cháo trắng để giải cảm là kinh nghiệm lâu đời được lưu truyền trong dân gian nên hoàn toàn có thể áp dụng ngay khi trẻ bị sổ mũi.
Cháo tỏi
Nguyên liệu:
- Tỏi 1 củ.
- Lá chanh 10g.
- Gạo 50g.
- Thịt lợn nạc 100g.
- Bột gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín.
- Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo.
- Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được.
Cách dùng: Chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, không cho bé ăn quá no.
Với trẻ nhỏ, tỏi có thể trị sổ mũi cực tốt.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, tỏi và lá chanh đều là những thành phần quen thuộc trong bài thuốc dân gian trị cảm cúm, cảm lạnh, ho, sốt.
Với trẻ nhỏ, tỏi có thể trị sổ mũi cực tốt. Trong Đông Y, tỏi có vị cay, tính ấm, thường được điều chế thành thuốc để hành khí tiêu tích và sát trùng giải độc. Vì vậy mà tỏi có khả năng ức chế và khử khuẩn, giảm sưng viêm và bảo vệ mũi khỏi sự tấn công từ vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó có công dụng trị sổ mũi cho trẻ rất tốt.
Lưu ý: Nên cho trẻ ăn ngay khi thấy có hiện tượng sổ mũi, có thể áp dụng với trẻ bị sổ mũi có ho, sốt.
Nếu sau 3-5 ngày thực hiện không thấy thuyên giảm nên đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Với trẻ dưới 1 tuổi tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn để có liều lượng hoặc khuyến cáo cụ thể cho từng trường hợp.
Nguồn: CafeF
© 2024 | Thời báo ĐỨC