Mặc dù nhiều người trong số họ thú nhận, là khác với bố mẹ mình họ sẽ dạy dỗ con cái bằng hình thức tự do hơn, nhưng những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam vẫn phải giữ gìn.
Ảnh minh họa. Nguồn: cnn.iprima.cz
Hong Dang Nguyen (28) sống ở Cộng hòa Séc từ lúc mới lên hai. Cũng như đa số người Việt, gia đình anh đến từ thập niên 90. Tự bản thân coi mình là người Séc. “Cả thế hệ người Việt thứ nhất và thứ hai đã ở đây hơn hai chục năm. Chúng tôi đã hấp thụ văn hóa Séc,” anh Nguyen nói đồng thời tỏ ý muốn duy trì phần nào những tập quán châu Á. “Thế hệ chúng tôi đã có cách tư duy như người Séc, nhưng chúng tôi cố gắng gìn giữ những tập quán quê hương, nơi nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình và uy tín của cha mẹ,” anh bổ xung.
Anh Tu Vu ít tuổi hơn (22) thì sinh ra ở CH Séc. “Không phải trẻ chuối nào cũng như nhau. Cần phải phân biệt người Việt, khi mà họ sang Séc lúc đã lên tám, hay những người trẻ hơn đã sống ở đây từ nhỏ”, Vũ “Pepa” người chịu tác động có phần nào nhiều hơn của văn hóa Séc so với trẻ chuối lớn tuổi hơn, chia sẻ. Những cả anh cũng trải qua sự giáo dục có chút khác biệt với trẻ Séc cùng trang lứa. Ví dụ như khi ở độ tuổi dậy thì bố mẹ buộc anh chủ nhật nào cũng phải đi lễ nhà thờ mặc dù không theo đạo.
Nhất là những người lớn hơn trong thế hệ trẻ chuối thời thơ ấu thường được giáo dục nghiêm khắc hơn- mỗi ngày học tới tám tiếng, giúp đỡ bố mẹ trong cửa hàng hay bị cấm rong chơi bên ngoài với bạn bè. Theo Jakub Dang (27) thì cuộc sống của thế hệ người Việt đầu tiên ở Séc chủ yếu xoay quanh công việc chứ không có vui chơi hay nghỉ ngơi. Hơn nữa phần lớn trong nhóm này muốn trở về Việt Nam khi tuổi cao sức yếu, còn với đại đa số trẻ chuối hầu như chắc chắn không có lo nghĩ như vậy.
Không gian thảo luận rộng hơn trong các gia đình châu Âu
Mặc dù thế hệ thứ hai trân trọng văn hóa Việt Nam, nhưng vẫn muốn dậy dỗ con cái mình theo kiếu châu Âu hơn. “Tôi muốn con gái lên hai của mình, đối xử với chúng tôi như bố mẹ bằng sự trân trọng. Nhưng chắc chắn trong tương lai tôi sẽ không bắt buộc bằng mọi giá phải đứng đầu trong trường. Tôi muốn cháu được làm gì mà nó thích,” Nguyen, người đàn ông 28 tuổi giải thích.
Tạm thời Anh Tu Vu chưa có con. Nhưng cả anh cũng muốn kết hợp phần nào cả hai nền văn hóa vào việc dậy dỗ. “Tôi không muốn bắt con mình, khi ở bậc phổ thông phải học mỗi ngày mười tiếng. Nhưng chắc chắn cũng sẽ không được lang thang ngoài đường đến đêm, như nhiều gia đình Séc cho phép con cái mình như vậy,” Vu nói. Cả anh trong tương lai cũng muốn thay đổi cách giao tiếp của gia đình. “Vì nhấn mạnh sự kính trọng nên trong gia đình với bố mẹ không có nhiều cơ hội để tranh luận, vì lẽ phải bao giờ cũng thuộc về người lớn. Điều này chúng ta không nhìn thấy nhiều trong các gia đình châu Âu. Trong cả hai cách đối xử đều có điều gì đó hữu ích, theo tôi tốt nhất là ở tầm giữa,” Vu bổ xung.
Sự nhàm chán trong tiệm tạp hóa sẽ biến mất
Jaku Dang thuộc nhóm trẻ chuối lớn, muốn để thời gian cho con mình nhiều hơn so với bố mẹ giành cho anh. “Vì bố mẹ tôi từ sáng đến tối phải làm việc ngoài chợ, nên chúng tôi được gửi cho “bà” Séc. Rồi ở nhà chúng tôi không có thời gian trò chuyện, vì thế chúng tôi nói tiếng Séc tốt hơn còn bố mẹ thì tiếng Việt. Cái rào cản thời gian và ngôn ngữ ấy tôi sẽ muốn hạn chế giữa tôi với con cái mình,” Dang giải thích.
Thường nói về thế hệ thứ hai, là đa số họ đã hội nhập tuyệt đối vào xã hội Séc. Theo quan điểm của Dang, thì thế hệ thứ ba mà hiện nay thường chưa quá tuổi lên mười, sẽ hội nhập sâu hơn nữa. “Cả trong thế hệ chúng tôi đã có thể nhìn thấy ở những công việc mà với người Séc trước đây ít thấy, như nhiếp ảnh gia, phát ngôn viên, diễn viên hay ca sĩ. Với thế hệ thứ ba chúng ta sẽ gặp họ trong mọi ngành nghề. Nên dĩ nhiên hình ảnh nhàm chán về một người Việt Nam, 24 giờ mỗi ngày trong cửa hiệu của mình, sẽ không còn tồn tại nữa,” Dang bổ xung. (cnn.iprima.cz)
Hương Sen
© 2024 | Thời báo ĐỨC