Phụ nữ Việt bị chặn ở sân bay Australia vì va li có thịt, tỏi

Một phụ nữ Việt bị chặn lại khi cố đưa thịt lợn sống vào sân bay quốc tế Sydney, Australia, trong bối cảnh nước này đang lo ngại thịt nhiễm virus tả lợn xâm nhập.

Người phụ nữ 45 tuổi nói trên trở thành trường hợp đầu tiên phải quay về nước từ Australia theo luật thị thực mới sau khi giới chức trách phát hiện hơn 4,6 kg thịt lợn sống và một số thực phẩm khác trong va li của cô hôm 12/10.

132 1 Phu Nu Viet Bi Chan O San Bay Australia Vi Va Li Co Thit Toi

Người phụ nữ Việt bị yêu cầu quay về nước khi tới sân bay quốc tế Sydney với va li chứa nhiều thực phẩm, trong đó có thịt lợn sống. Ảnh: 

Bộ trưởng Nông nghiệp Australia Bridget McKenzie cho biết nước này sẽ không lùi bước trong hoạt động bảo vệ biên giới.

“Công việc của tôi là bảo vệ các ngành công nghiệp nông trại và hàng trăm nghìn việc làm mà nó mang lại”, bà McKenzie nói. “Trên toàn cầu, chúng tôi được biết tới vì những thực phẩm an toàn và vệ sinh. Không có tiếng tăm đó, chúng tôi bị mất lợi thế cạnh tranh”.

Bà McKenzie khẳng định sự cương quyết đối với việc yêu cầu người phụ nữ Việt Nam nói trên về nước khi cô tìm cách đưa các sản phẩm thịt lợn vào Australia.

Ngoài thịt lợn, người phụ nữ Việt còn mang theo hơn 1 kg mực, 1,3kg chim cút, hơn 900 g tỏi và 470 g trứng.

Dịch tả lợn châu Phi - vốn đang gây thiệt hại lớn đối với nền công nghiệp thịt lợn ở châu Á, đã được phát hiện trong 50% sản phẩm thịt lợn bị thu giữ ở các sân bay quốc tế ở Australia, tăng mạnh so với 15% của 9 tháng trước đây.

Giới chức hải quan nước này cho biết họ đã chặn đứng hơn 27 tấn sản phẩm thịt lợn từ bên ngoài đến Australia từ tháng 1.

Các luật an toàn sinh học nghiêm ngặt nước này được thiết lập để bảo vệ công nghiệp nuôi lợn trong nước, trị giá khoảng 5,3 tỷ USD và tạo hơn 36.000 việc làm.

Virus dịch tả lợn châu Phi được phát biện đầu tiên ở Trung Quốc vào tháng 8/2018 và đã lan rộng tới nhiều nước châu Á khác, gần đây nhất là Timor-Leste, ngay cửa ngỏ của Australia. Bệnh dịch này lan rất nhanh và giết chết lợn với số lượng lớn, đang gây nhiều lo ngại đối với sự an toàn của đàn lợn khoảng 2,5 triệu con của Australia.

Theo Zing


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày