Theo đó, cô Mya Lê Thái, cựu nghiên cứu sinh ở UCI đã vô tình phát triển ra nanobattery – trong khi cô đang nghiên cứu cách chế tạo pin sạc dây nano có chất lượng tốt hơn.
Sau khi cô phủ một tập hợp các sợi nano vàng trong một loại gel điện phân, rồi đóng gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas.
Kết quả, trong vòng 3 tháng thử nghiệm, cô đã tạo ra một mạch chịu được 200.000 chu kỳ điện tích chưa từng có.
Đáng chú ý, trong suốt thời gian thử nghiệm bằng cách sử dụng nhiều lần để kiểm tra, loại pin này không bị mất hiệu suất, cũng không bị đứt dây nano, và các sợi nano bên trong trở nên bền vừng hơn nhiều lần.
Bình thường các sợi nano sẽ bị gãy sau khoảng chu kỳ sạc/xả tối đa 8.000 lần, sau đó pin bắt đầu yếu dần và không hoạt động được nữa. Còn với phát minh của cô Mya sẽ làm tuổi thọ của pin lâu hơn gấp nhiều lần.
Có thể thấy, cô Mya có thể tạo ra một loại pin thương mại không bao giờ cần phải thay thế. Theo đó, chúng có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ máy tính đến điện thoại, các đồ gia dụng, xe hơi, thậm chí cả máy bay và phi thuyền.
Thông tin cho biết, phát minh của cô vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm.
Cô Mya Lê Thái, cựu nghiên cứu sinh ở UCI đã vô tình phát triển ra nanobattery. (Ảnh: Priscilla Iezzi)
Hiện các nhà nghiên cứu tại UCI vẫn chưa tìm ra lý do tại sao gel điện phân bảo tồn dây nano vàng ngay cả khi sử dụng quá nhiều. Họ cũng đang tìm phương án để thay thế cho vàng để chi phí ít tốn kém hơn.
Được biết, năm 2016 khi còn là nghiên cứu sinh, cô Mya luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật pin “nanowire”, nó mỏng hơn tóc người hàng ngàn lần, diện tích bề mặt của dây siêu nhỏ cho phép lưu trữ và truyền công suất lớn hơn cho các điện tử.
Thông tin cho biết, cô Mya Lê Thái đã tốt nghiệp bằng tiến sĩ Đại học UCI, hiện đang làm kỹ sư cho hãng máy tính Intel Corporation.
Hiện cô vẫn đang nghiên cứu để làm phát minh được hoàn thiện hơn và có thể tạo ra loại pin dùng đến hàng thế kỷ.
© 2024 | Thời báo ĐỨC