Người Việt ở Úc và câu chuyện kiếm sống tại xứ chuột túi

Cộng đồng người Việt khá đông đảo ở Úc. Để hòa nhập và mưu sinh, họ đã phải làm khá nhiều nghề khác nhau.

Những thập niên 70-80-90 của thế kỷ 20, công việc người Việt làm nhiều nhất lúc đó là đi làm farm (hái nho, cam, táo, cà chua…), sản xuất bánh mì; may và giặt là. Làm farm đòi hỏi phải có sức khỏe bởi phải dầm mưa, giãi nắng suốt ngày.

1 Nguoi Viet O Uc Va Cau Chuyen Kiem Song Tai Xu Chuot Tui

Bánh mì là thức ăn thường nhật của người Australia và dân Australia lại đặc biệt thích bánh mì Việt Nam vì hợp khẩu vị, do đó các cửa hàng bánh mì của người Việt làm ăn rất phát đạt. Nổi tiếng nhất là các lò ở Melbourne. Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngày nay được nhiều người dân Australia biết đến vì vừa ngon miệng lại vừa đơn giản.

Trong thập niên 1990, nghề may của người Việt tại Australia là nghề “hốt bạc”. Lúc đó mỗi gia đình Việt Nam tại Australia đều có thể trở thành một xưởng may. Sau này, do sự phát triển của hàng quần áo Trung Quốc nên nghề may của người Việt tại Australia tàn lụi dần. Nay một số người vẫn làm nghề này, nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu riêng của các cá nhân.

Phần lớn các cửa hàng giặt là tại Sydney đều do người Việt đứng tên. Người Australia bản xứ không làm nghề này vì liên quan tới quần áo cũ và lợi nhuận không cao. Những cửa hàng nằm ở vị trí trung tâm thì lợi nhuận thu về còn tạm được. Còn với những cửa hàng nằm nơi thưa người thì tiền lãi thu về chỉ đủ trả thuế và phí thuê cửa hàng. Gần đây, nhiều người Việt bỏ kinh doanh nghề này vì không thu lợi.

Làm móng tay, móng chân (nail) được coi là nghề “hot” nhất của người Việt tại Australia. So với các nghề khác, nghề này được coi là “ngồi mát ăn bát vàng”.

2 Nguoi Viet O Uc Va Cau Chuyen Kiem Song Tai Xu Chuot Tui

Nghề làm “nail” đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn và thu hút một lực lượng lao động lớn là nữ. Các cửa hàng làm “nail” của người Việt thực sự phát triển từ 10 năm trở lại đây và hầu hết có mặt tại các trung tâm mua sắm của người Australia. Nghề này phát triển mạnh vào mùa hè vì đó là lúc chị em đổ xô đi làm dáng, phục vụ nhu cầu đi “picnic” hay tắm biển.

Ngoài ra cũng phải kể đến nghề kinh doanh nhà hàng. Tại tiểu bang New South Wales, hiện có khoảng hơn 100 nhà hàng Việt Nam đang hoạt động. Một nhà hàng cỡ trung bình khi chuyển nhượng sẽ có giá từ 70.000-100.000 AUD, nhưng nếu biết kinh doanh thì chỉ sau 2-3 năm có thể thu hồi lại được vốn. Tuy nhiên, số người thành công không nhiều.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày