Công dân đầu tiên có 'hộ chiếu vắc xin' về nước

Người Việt Nam đầu tiên tiêm đủ 2 liều vắc xin tại Mỹ đã về nước tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Đó là bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh. Tuy nhiên, bác sĩ này vẫn phải cách ly theo quy định của Việt Nam.

Bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh cho biết rạng sáng 10-3, ông đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất từ Mỹ. Theo bác sĩ này, trước khi về nước, ông đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và trên passport của ông có đính kèm thẻ tiêm chủng CDC.

Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có cơ chế riêng cho công dân có "hộ chiếu vắc xin" nên bác sĩ này vẫn phải cách ly theo quy định. Do đó, ngay sau khi nhập cảnh, ông đã về cách ly theo quy định của Việt Nam tại một khách sạn ở Q.3, TP.HCM.

132 1 Cong Dan Dau Tien Co Ho Chieu Vac Xin Ve Nuoc

Bác sĩ Calvin Q Trịnh nhập cảnh về nước từ Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng 10-3 - Ảnh: NVCC.

Bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh cho biết rạng sáng 10-3, ông đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất từ Mỹ. Theo bác sĩ này, trước khi về nước, ông đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và trên passport của ông có đính kèm thẻ tiêm chủng CDC.

Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có cơ chế riêng cho công dân có "hộ chiếu vắc xin" nên bác sĩ này vẫn phải cách ly theo quy định. Do đó, ngay sau khi nhập cảnh, ông đã về cách ly theo quy định của Việt Nam tại một khách sạn ở Q.3, TP.HCM.

132 2 Cong Dan Dau Tien Co Ho Chieu Vac Xin Ve Nuoc

Hộ chiếu của bác sĩ Calvin Q Trịnh kèm theo phiếu tiêm chủng CDC - Ảnh: NVCC

"Sau khi chích xong mũi thứ nhất, không cảm thấy đau nhưng cùng ngày có cảm giác ớn lạnh hay sốt nhẹ. Ngày hôm sau thì vùng chích và cánh tay đau ê ẩm.

Mũi thứ hai cũng tương tự, nhưng một số người lại có phản ứng mạnh hơn mũi thứ nhất. Tác dụng phụ phổ biến vẫn là cảm giác ớn lạnh, đau và sốt nhẹ, các tác dụng phụ này nếu gây khó chịu có thể điều trị bằng tylenol hay paracetamol", bác sĩ kể lại.

Được biết, Calvin Q Trịnh tốt nghiệp thạc sĩ tại Mỹ, chuyên khoa y học thể thao và phục hồi chức năng sau sinh. Ông về nước đợt này để liên hệ công tác.

Bác sĩ Calvin Q Trịnh cho biết trong tương lai, Chính phủ Mỹ đang cân nhắc việc phát hành hộ chiếu "vắc xin điện tử".

Tuy nhiên trở ngại ở đây là có thể tạo ra sự phân biệt và quan trọng hơn là quốc gia điểm đến không có cơ sở dữ liệu.

Hiện tại công dân có thể sử dụng "hộ chiếu vắc xin" thông thường gồm thẻ tiêm chủng CDC để check in các điểm đến hay quốc gia chấp nhận người đã hoàn tất quá trình tiêm chủng mà không chịu sự cách ly.

ĐÔNG HÀ

Nguồn: tuoitre.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày