Chia sẻ của bác sĩ Việt về cuộc sống tại Australia

Australia là một quốc gia thịnh vượng với nền kinh tế thị trường phát triển, chính vì vậy, điều kiện về cơ sở vật chất và hạ tầng tại quốc gia này cực kỳ tốt và cuộc sống của người Việt tại Australia luôn được nhiều người quan tâm.

132 1 Chia Se Cua Bac Si Viet Ve Cuoc Song Tai Australia

BS Phan Đình Hiệp sống tại Australia.

Số người Việt sang Australia ngày càng tăng

Australia là một quốc gia đa văn hóa khi người dân ở đây đến từ nhiều sắc tộc và tôn giáo khác nhau, bao gồm những người thổ dân bản địa và người dân từ quần đảo Torres Strait. Người dân Australia được biết đến với tính cách thoải mái, hòa đồng cũng như sự bình dị trong cuộc sống.

Khi sinh sống tại Australia, bạn sẽ được đối xử bình đẳng và cảm nhận được không khí thoải mái, vui vẻ khi trò chuyện với con người tại Australia. Bên cạnh đó, người Australia cũng rất biết tận hưởng cuộc sống với những hoạt động vui chơi giải trí đa dạng, phong phú.

Trong thời gian đầu trước năm 1975, chỉ có khoảng dưới 2.000 người Việt trên đất Australia. Trong đó một số là du học sinh theo chương trình học bổng). Sau 1975 tăng lên có khoảng 90.000 người.

Tiếp theo là với chính sách cho đoàn tụ gia đình, một làn sóng người Việt được bảo lãnh sang Australia để đoàn tụ với cha, mẹ, anh chị em, con cái, vợ chồng…

Cuối thập niên 90, với chính sách du học mở rộng hơn tại Việt Nam và thu nhận di dân tay nghề, di dân kinh tế… Nên có thêm một số lượng người Việt đến Australia định cư.

Theo thống kê, năm 2001 có khoảng 155.000 người Australia gốc Việt. Đến năm 2006 khoảng trên 170.000 người Australia gốc Việt. Còn thống kê mới nhất 2016 thì có khoảng 294.798 người Australia khai rằng họ có nguồn gốc Việt.

Người Việt sống ở Australia thì tập trung ở các tiểu bang và thành phố lớn. Hơn 3/4 số người gốc Việt sinh sống tại 2 tiểu bang (New South Wave – thủ phủ là tp Sydney) và Victoria - thủ phủ là thành phố Melbourne) và có tính tụ tập ở một số địa phương, ví dụ như

Cabramatta, Cabramatta West, Canley Vale, Canley Heights, Bankstown, St John's Park và Fairfield của Sydney - hoặc Richmond, Footscray, Springvale, Sunshine, St Albans của Melbourne. Hoặc Darra và Inala ở Thành phố Brisbane (tiểu bang Queensland)…

Trong đó, Footscray (Melbourne) được xem là thủ phủ của người Việt tại Australia. Khi sinh sống ở đây, bạn sẽ cảm nhận được không khí quê nhà khi có các cửa hàng, quán xá mang đậm dấu ấn Việt Nam.

Mua nhà ở Australia khó không?

Những người mới sang Australia thời trước thường khá thuận lợi trong việc mua nhà cửa vì giá nhà hồi thập niên 1980-2000 còn khá rẻ, công việc thường dễ kiếm, và kể cả hưởng trợ cấp xã hội cũng khá dễ hơn.

Nhưng với chính sách mở cửa đón nhận dòng di dân kinh tế và với sự tìm đường tháo chạy của các trung gia, đại gia của các nước khác qua Australia, tầm sau năm 2000, giá nhà bị đẩy cao khỏi tầm với của những người dân bình thường. Hơn nữa, công ăn việc làm cho những người lao động phổ thông càng lúc càng khó vì vậy giới trẻ hay những người lao động bình thường khá chật vật để có thể sở hữu một căn nhà.

Việc mua nhà ở Australia với những người Australia nói chung là mua trả góp không như dạo trước, một số các đại gia châu Á mua nhà thì mua đứt và trả tiền mặt.

Ngân hàng (nhà băng) sẽ định giá căn nhà /đất (gọi là địa ốc/bất động sản – real estate) của bạn muốn mua, coi khả năng thu nhập của bạn đến đâu, và bạn có thể đặt cọc (deposit) được mức yêu cầu nào đó không để cho bạn vay nợ trong vòng 20-30 năm để trả góp cho bất động sản đó.

Nói cách khác, để làm chủ căn nhà, bạn cần có thu nhập hợp lý, có số tiền cọc /thế chấp đủ yêu cầu cho một bất động sản (nhà/đất) giá hợp lý thì bạn có thể mua nhà. Nhìn chung thì giá nhà càng sát trung tâm thì càng đắt và những căn hộ chung cư thường rẻ hơn là nhà có đất riêng.

Nếu tính bình quân thu nhập của một người đi làm tại Australia, với nam là 87.209 dollars /năm và nữ là 74.563 dollars/năm. Còn giá nhà trung bình tại Melbourne vào khoảng 900.000 dollars Australia.

Tuy vậy những căn nhà ở ngoại ô, bờ rìa của Melbourne có thể chỉ tầm 500.000 dollars, hay ở vùng quê thì có khi chỉ tầm 300.000 dollars.

Còn lương của người lao động bình thường có khi chỉ thu nhập tầm 50.000 dollars/năm và nếu sau khi trừ thuế và chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ thì cũng khá khó khăn để dư giả mua được căn nhà giá tầm trung chứ chưa nói đến tầm cao.

BS Phan Đình Hiệp (từ Australia)

Nguồn: Infonet.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày