Câu chuyện về người mới định cư nước ngoài: không phải toàn màu hồng!

Đến nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển, đời sống cao hơn để sinh sống, học tập là ước mơ của nhiều người. Đó được coi là một bước tiến lớn, một cơ hội để “đổi đời”. Thế nhưng, định cư nước ngoài có thực sự là chỉ toàn màu hồng? Hãy nhìn nhận những câu chuyện thực tế để hành trình sống ở vùng đất mới của bạn được suôn sẻ hơn.

1. Khó khăn khi làm quen với môi trường, cuộc sống mới

Vì chủ quan, nhiều người Việt chỉ nghĩ đi định sẽ được gì mà quên mất đi định cư cần gì.

Nguyễn Nhung (22 tuổi, Nam Định) vừa mới sang Anh định cư nước ngoài sống cùng chồng là một người gốc Việt. Ban đầu, cũng như mọi cô gái trẻ mới bước vào đời, Nhung nghĩ rằng mình thật may mắn khi có thể sang nước ngoài sống, ổn định gia đình trong khi bạn bè còn đang ở Việt Nam lo kiếm việc làm, lo cơm áo gạo tiền.

132 1 Cau Chuyen Ve Nguoi Moi Dinh Cu Nuoc Ngoai Khong Phai Toan Mau Hong

Cuộc sống định cư nước ngoài ở trời Tây có thực sự chỉ toàn màu hồng như bạn trẻ nghĩ? 

Cuộc sống của cô chẳng màu hồng như tưởng tượng. Đời sống đúng là được nâng cấp lên rất nhiều khi môi trường, xã hội đều rất cấp tiến.

Thế nhưng, cả ngày Nhung chỉ ở nhà, quét dọn nhà qua loa xong là chỉ còn biết lên Facebook chat với bạn bè ở nhà. Chồng cô đi làm đến tối muộn mới về. Không có những cảnh đi chơi “sang chảnh” như cô tưởng tượng vì thu nhập của chồng chỉ trung bình, cô cũng không dám xin tiền chồng khoản nào ngoài tiền đi chợ hằng ngày.

Cuối tuần, chồng Nhung chỉ muốn ngủ nghỉ ngơi, cô cũng chẳng thể tự đi đâu vì sợ lạc, không biết tiếng, không có ai đi cùng. Khu vực xung quanh căn hộ nhỏ ở vùng ngoại ô London hiu quạnh, chán chường. Nhung muốn tìm việc làm để thoát khỏi cảnh chán, để không phải sống “ăn bám” nhưng xin việc gần như là một việc bất khả thi.

Người trẻ đã khó khăn, người trung niên sang định cư nước ngoài còn nhiều vấn đề hơn. Một câu chuyện khác là bà Hồng, nay đã trên 60 tuổi mới sang sống với con trai bên Mỹ. Cũng như Nhung, bà không biết tiếng Anh dù đã cố học nhưng phương pháp học tiếng Anh cho người lớn tuổi hiệu quả gần như là không có. Con đi làm, các cháu đi học, không có bất kỳ ai để bầu bạn trò chuyện, bà cả ngày không biết làm gì, chỉ biết ngồi nhớ cuộc sống vui vẻ đầm ấm với láng giềng, bạn bè tại Việt Nam.

Bữa tối, cứ đợi các con về là bà Hồng lại thở dài bên mâm cơm: “Hay là mẹ lại về Việt Nam.”

2. Khó khăn vì không giao tiếp được, không kiếm được việc làm

Rất nhiều người Việt sang định cư nước ngoài không biết tiếng, thậm chí không biết cả các từ vựng phổ thông (dù không quá nhiều) sẽ gặp bất lợi lớn. Nếu may mắn, họ sẽ chỉ sống mãi trong cộng đồng người Việt, nơi khó có cơ hội phát triển và không khác “Việt Nam thu nhỏ” là bao. Còn với người sống ở nơi không có nhiều đồng hương, cuộc sống sẽ vô cùng tù túng, hầu hết đều phải phụ thuộc vào người thân. Khi đó, những điều kiện vật chất cao cấp, môi trường xã hội tuyệt vời ở nước bạn cũng không còn quan trọng nữa.

Đối với lớp người trẻ ở nước ngoài, cơ hội việc làm rất khó khăn do nhiều yếu tố: yêu cầu của nước bạn khác biệt và thường cao hơn tại Việt Nam, tỷ lệ cạnh tranh rất cao khi phải cạnh tranh với cả người bản xứ lẫn người nhập cư từ nước khác, bị phân biệt chủng tộc, có trường hợp có chuyên môn khả năng tốt nhưng lại không rành tiếng nên mất cơ hội.

Có trường hợp ngay cả khi biết tiếng, đã học qua các khóa học tiếng Anh giao tiếp nhưng vẫn bị shock ngôn ngữ, shock văn hóa. Lý do là việc học tiếng Anh ở Việt Nam rất khác với cách người bản xứ sử dụng tiếng Anh, chỉ giỏi ngữ pháp chứ không biết giao tiếp, tiếng Anh học được không thực tế để ứng dụng được.

3. Trước khi đi định cư nước ngoài cần chuẩn bị gì?

Tưởng là dễ trả lời những không phải ai cũng biết đi định cư cần gì.

“Hành lý” quan trọng nhất mà người du học, định cư cần mang theo sang nước bạn chính là tiếng Anh! Tất nhiên, việc tìm được nơi học giao tiếp tốt, thực sự hiệu quả tại Việt Nam không quá dễ dàng.

Ngoài ra, người định cư cũng cần lên kế hoạch cuộc sống của mình. Bạn cần biết khi đến đó sẽ làm gì, học gì, cân nhắc kỹ và hiểu trước những khó khăn sẽ phải đối mặt. Trước hết vẫn là vượt qua phỏng vấn xin Visa để có được tấm vé sang nước bạn.

Để có được một cuộc sống thực sự tốt đẹp hơn, hãy chuẩn bị tìm hiểu, sẵn sàng tinh thần và có những kế hoạch tốt nhất cho bước ngoặt cuộc đời của mình.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày