Bỏ việc cử nhân kinh tế sang Mỹ làm nail: Hối hận không kịp

Tôi thấy cái gì ở Mỹ cũng đẹp cả, từ ngoài đường cho đến trong nhà. Nhưng đâu ngờ đằng sau đấy là những khó khăn kinh khủng mà tôi phải trải qua

1 Bo Viec Cu Nhan Kinh Te Sang My Lam Nail Hoi Han Khong Kip

Năm nay là năm thứ 4 tôi ở Mỹ. Arizona có lẽ không xa lạ gì với người Mỹ với cái nóng kinh khủng vào mùa hè, nhiệt độ thường 100 - 120 độ F. Nhưng năm nay thì ông trời ưu đãi hơn nên đã có mưa rất nhiều. Mưa làm tôi cảm thấy rất nhớ Việt Nam và muốn viết một chút gì đó.

Tôi đến Mỹ năm 2008 khi đó tôi 28 tuổi, tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP HCM. Nhưng ước mơ của tôi là phải ra nước ngoài. Tôi không biết tại sao lại như vậy. Mỗi lần đến phi trường Tân Sơn Nhất tiễn người thân hay bạn bè ra nước ngoài, tôi rất buồn. Buồn không phải vì chia tay với họ mà buồn vì mình không được đi nước ngoài như họ. Thế là tôi quyết tâm tìm đường đến Mỹ mặc dù khi ở Sài Gòn tôi làm việc rất kiếm được rất khá, "nhìn lên thì không bằng ai, nhưng nhìn xuống thì không ai bằng mình". Ước mơ đi tìm ước mơ quá lớn nên tôi bỏ tất cả.

.

Trong một năm đầu tôi không có việc làm. Tôi tìm đến một tiệm phở Việt Nam ở San Francisco xin chạy bàn. Ông chủ đồng ý trả cho tôi 9,25 đôla/giờ, nhưng rồi từ chối.

Tiếp tục đọc báo tìm việc nhưng cũng vô vọng. Cuối cùng tôi đi làm nail (móng tay) "chui" (Không có bằng nên gọi là làm nail "chui") vào cuối tuần. Hàng ngày tôi phải đi bộ một giờ từ nhà đến trạm xe Bar (một loại xe điện ở San Francisco) sau đó tiếp tục đón xe buýt để đến trường tình thương học tiếng Mỹ. Sau một năm lang thang như thế, tôi quyết định chuyển xuống Los Angeles để học làm bột vì chủ tiệm nail ở San Francisco khó tính quá, không cho tôi học làm bột.

Tôi xin vào một tiệm làm nail theo người quen giới thiệu. Tiệm 100% làm cho người Mỹ da đen, rất đông khách, có đến 50-60 người thợ. Nhưng tôi chịu không được mùi nail nên ba lần bảy lược tôi mới vào đươc tiệm này.

Ban đầu chủ tiệm chỉ cho tôi làm những kiểu đơn giản, mỗi tuần kiếm được 300 đôla cũng đủ sống. Nhưng tôi không thỏa mãn, tôi muốn học làm bột. Thế là chủ bảo tôi khi nào thợ chính về hết rồi làm.

Cô chủ tốt bụng mở cửa đến 10-11 giờ tối là chuyện thường. Tối làm việc từ 9 giờ sáng đến 10-11h tối, 6 ngày/tuần kéo dài 3 tháng như vậy. Tôi vốn khéo tay nên sau 3 tháng tôi làm bột đẹp. Kiếm tiền ở Los Angeles khó quá.

Tôi nghĩ không lẽ làm thuê hoài sao? Ý tưởng kinh doanh nảy sinh, tôi muốn mở một tiệm nail theo phong cách mới. Nhưng tiền đâu? Người hợp tác đâu? Và địa điểm?

Tôi rủ bạn tôi qua Texas mởi tiệm, mỗi người 50.000 đôla. Họ đồng ý và chúng tôi đi thuê địa điểm. Nhưng vì lý do gia đình, người đó rút lui. Thế là tôi phải rời Texas, di chuyển đến Arizona, tiếp tục làm nail thuê, thăm dò thị trường, chiều tối đến ôm sách đến trường học.

Năm tháng sau ở Arizona, tôi vẫn tiếp tục muốn mở tiệm. Tôi tìm người hợp tác. Tìm người mượn tiền (vì tôi chỉ có 10.000 đô thôi ).

Tôi thuyết phục đứa cháu tôi sống tại Arizona làm chung với tôi, nó đồng ý nhưng nó cũng chỉ có 50.000 đôla. 50.000 không đủ mà không thiếu, xem như cũng được. Còn phần tôi đi vay bạn bè người thân và những người không thân, gom góp đủ 50000 đôla với lãi suất 1,5 - 2% /tháng.

Tôi tìm được địa điểm thích hợp và bắt đầu xây. Thời gian xây hết 5 tháng, tôi vừa phụ làm tiệm vừa đi làm nail để kiếm tiền trả tiền lãi. Nhiều người hỏi tại sao tôi xây tiệm lớn mà chỉ hết 10.0000 đôla? Không phải đâu, chi phí tổng công hết 20.0000 đôla. Lại một sự liều mạng của tôi để có 10.0000 đôla đó là: Tôi mua trả góp bàn, ghế, nguyên vật liệu, trả góp cho người xây tiệm.

Nợ của tôi kinh khủng quá. Nhưng không sao, tôi vẫn tự tin vào bản thân mình vào ước mơ vào sự đổi mới kinh doanh của mình. Tới nay tôi chưa dám nói là thành công hay thất bại nhưng tôi đã có 15 thợ và 3 người Mỹ làm tiếp tân. Hiện tại đã có nhiều người muốn mua tiệm của tôi với giá 50.0000 đôla.

Trên đây, tôi xin chia sẻ những ngày tháng lênh đênh trên dất Mỹ và cách kiếm chút ít tiền. Tôi tin rồi ai cũng sẽ làm được nếu họ biết suy nghĩ và chịu khó làm việc.

Nguồn: Vnexpress


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày