Thượng nghị sĩ Ted Cruz công bố liên minh với hơn chục thượng nghị sĩ nỗ lực lật ngược chiến thắng của ông Biden. Ảnh: AP
Động thái mới của nhóm thượng nghị sỹ Mỹ được dẫn đầu bởi Thượng nghị sỹ tiểu bang Texas, ông Ted Cruz (trái)
Dẫn đầu bởi thượng nghị sỹ Ted Cruz, 11 thượng nghị sĩ và thượng nghị sĩ đắc cử, muốn có một thời gian trì hoãn 10 ngày để kiểm tra các cáo buộc được cho là không có căn cứ.
Động thái này được dự kiến là sẽ bất thành công vì hầu hết các thượng nghị sĩ đã dự kiến sẽ tán thành ông Biden trong cuộc bỏ phiếu ngày 6 tháng 01 năm 2021.
Tổng thống Donald Trump không chịu nhượng bộ, liên tục cáo buộc gian lận mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào.
Các nỗ lực pháp lý của ông để lật ngược kết quả đã bị các tòa án bác bỏ.
Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ - nơi xác nhận kết quả bầu cử tổng thống vào tháng Mười Một - tháng trước đã củng cố chiến thắng của ông Biden trước ông Trump với tỷ số 306-232.
Các phiếu bầu này phải được Quốc hội xác nhận vào ngày 6 tháng Giêng. Ngày nhậm chức, khi tổng thống và phó tổng thống mới của đảng Dân chủ tuyên thệ nhậm chức, sẽ vào ngày 20 tháng này.
Các đồng minh của ông Trump muốn gì?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Tổng thống Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania trở lại thủ đô Hoa Kỳ Washington D.C hôm 31/12, ngay trước thềm đón năm mới 2021
Trong một tuyên bố, 11 thượng nghị sĩ do thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz dẫn đầu cho biết cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 đã "có những cáo buộc chưa từng có về gian lận cử tri, vi phạm và thực thi lỏng lẻo luật bầu cử, và các bất thường về bỏ phiếu khác".
Trích dẫn tiền lệ từ năm 1877 - khi một ủy ban lưỡng đảng được thành lập để điều tra sau khi cả hai đảng tuyên bố chiến thắng ở ba bang - các thượng nghị sỹ trên đã thúc giục Quốc hội Hoa Kỳ chỉ định một ủy ban thực hiện "cuộc kiểm toán khẩn cấp trong 10 ngày đối với kết quả bầu cử ở các bang tranh chấp".
"Sau khi hoàn thành, các bang riêng lẻ sẽ đánh giá kết quả của ủy ban và có thể triệu tập một phiên lập pháp đặc biệt để chứng nhận sự thay đổi trong phiếu bầu của họ, nếu cần", họ nói.
Tuy nhiên, các thượng nghị sỹ này nói rằng cuộc vận động của họ khó có thể thành công:
"Chúng tôi không ngây thơ. Chúng tôi hoàn toàn mong đợi hầu hết, nếu không phải là tất cả các nghị sỹ đảng Đảng Dân chủ, và có lẽ nhiều hơn một số ít nghị sỹ đảng Cộng hòa, sẽ bỏ phiếu theo cách khác", họ nói.
Động thái của nhóm nghị sỹ này riêng biệt với động thái của Thượng nghị sĩ Josh Hawley của Missouri, người cũng đã nói rằng ông sẽ bác bỏ kết quả của Đại cử tri đoàn vì những lo ngại về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử.
Một nhóm hạ nghị sỹ Cộng hòa ở Hạ viện cũng đang lên kế hoạch thách thức kết quả bầu cử.
Thực chất đằng sau động thái này là gì?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Động thái của nhóm nghị sỹ đảng Cộng hòa được cho là khó đảo ngược chiến thắng của cặp chính trị gia Biden-Harris, nhưng là để hướng tới mục đích khác, theo phóng viên BBC từ Bắc Mỹ
Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ của BBC News phân tích động thái này và đưa ra nhận định:
"Với ít nhất một chục thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hiện đang lên kế hoạch thách thức kết quả bầu cử tại Quốc hội, rõ ràng - nếu nó không phải đã xảy ra - trái tim của đảng tiếp tục hướng về những nỗ lực của Donald Trump nhằm lật ngược tình trạng mất chức tổng thống của ông."
"Nỗ lực này sẽ vô ích, khi đảng Dân chủ chiếm đa số trong Hạ viện, nhưng mục tiêu của nhiều chính trị gia này không phải là tạo ra sự đảo ngược thần kỳ cho tổng thống. Thay vào đó, nó là để nhắm đến nền tảng của khối ủng hộ ông Trump.
"Họ đang đặt cược rằng con đường dẫn tới thành công trong Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục đi tiếp qua ông Trump và những người trung thành của ông, những người mà sự ủng hộ có thể là vô giá đối với các thượng nghị sĩ có tham vọng tranh cử tổng thống, như Ted Cruz của Texas hoặc Josh Hawley của Missouri, hoặc những người lo ngại về sự chống đối đối với kỳ bầu cử sơ bộ của họ trong tương bởi các chính trị gia vốn ủng hộ ông Trump.
"Đây không phải là lần đầu tiên mà các thành viên Quốc hội vốn thất vọng trước kết quả của một cuộc bầu cử tổng thống đã phản đối trong cuộc kiểm phiếu chủ yếu theo nghi thức của các cử tri đoàn. Tuy nhiên, nó sẽ là cuộc nổi dậy lớn nhất trong gần một thế kỷ rưỡi.
"Đó là một dấu hiệu cho thấy tình trạng thù nghịch đảng phái ở Hoa Kỳ, vốn trầm trọng hơn bởi cuộc chiến tàn khốc của Trump để níu kéo giữ chức tổng thống, sẽ không sớm biến mất," phóng viên Bắc Mỹ của chúng tôi phân tích và lý giải động thái.
Nguồn: BBC
© 2024 | Thời báo ĐỨC