Thủ tướng Đức Angela Merkel trước đó đã cam kết tăng chi tiêu quân sự lên tới 1,5% GDP vào năm 2024. Nhưng kế hoạch ngân sách mới, được nêu ra ở Berlin, cho thấy chi tiêu này sẽ giảm sau khi được tăng vào năm tới.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đã trình bày kế hoạch ngân sách của nước này trong vài năm tới để phân bổ thêm 2,4 tỷ USD cho chi tiêu quân sự vào năm 2020.
Điều này có nghĩa là tỷ lệ chi tiêu quốc phòng sẽ tăng lên 1,37% GDP và gần hơn với mục tiêu 2% của NATO.
Tuy nhiên, sau những gì cơ quan này mô tả là "mức tăng đáng chú ý", chi tiêu này sẽ quay trở lại mức 1,25% GDP, tương đương 50,2 tỷ USD vào năm 2023.
Chi tiêu quân sự Đức vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu 2%GDP như cam kết với NATO. (Nguồn: AP)
Bộ Tài chính Đức đã giải thích cho kế hoạch ngân sách của mình là do triển vọng kinh tế xấu đi, tờ Spiegel của Đức cho biết. Ngoài chi tiêu quân sự, cơ quan này cũng đang lên kế hoạch cắt giảm dần chi tiêu cho viện trợ phát triển từ 11,6 tỷ USD năm 2020 xuống còn 10,8 tỷ USD vào năm 2023.
Dự thảo này, dự kiến sẽ được chính phủ thông qua vào ngày 20/3, đi ngược lại cam kết trước đó của Thủ tướng Đức Angela Merkel về tăng chi tiêu quốc phòng của Đức lên 1,5% vào năm 2024.
Vấn đề đáp ứng thỏa thuận chi tiêu của NATO vẫn là một trở ngại giữa Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU)/ Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) của bà Merkel và đối tác liên minh là Đảng Dân chủ Xã hội SPD, cũng như là một vấn đề bất đồng lớn trong mối quan hệ giữa Mỹ và Berlin.
Tin tức này đã dấy lên những phải ứng từ Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức Richard Grenell. Ông chỉ ra rằng các quốc gia thành viên NATO rõ ràng đã đồng ý về mục tiêu 2% vào năm 2024 và không rời xa nó.
Sự thật rằng chính phủ Đức đang xem xét việc thậm chí giảm mức đóng góp không thể chấp nhận được đối với sự sẵn sàng của quân đội là một tín hiệu đáng lo ngại từ Đức đối với 28 đồng minh NATO, hãng tin DPA của Đức trích lời quan chức này cho biết.
Cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg đều kêu gọi các đồng minh trong khối tăng chi tiêu quốc phòng, theo thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên vào năm 2014 để chi 2% GDP cho quân đội của họ.
Mặc dù Đức đã tăng chi phí quân sự, tăng từ 45 tỷ USD lên 50 tỷ USD trong năm 2018, nhưng vẫn không đáp ứng được mục tiêu của NATO, điều khiến ông Trump nhiều lần phàn nàn.
An Bình
© 2024 | Thời báo ĐỨC