Ảnh: DPA
Chính phủ Đức đã đặt mục tiêu giảm con số lãng phí này xuống chỉ còn một nửa vào năm 2030.
Cũng như nhiều quốc gia giàu có khác, lãng phí thực phẩm là một vấn đề đáng lo ngại ở Đức.
Số lượng thực phẩm bị lãng phí bao gồm thực phẩm không dùng đến trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ ăn bị bỏ đi trong các hộ gia đình.
Theo đó có khoảng khoảng 11 triệu tấn thực phẩm bị vứt đi mỗi năm tại Đức.
Nếu chia trung bình, điều này có nghĩa là mỗi người Đức lãng phí khoảng 55 kg thực phẩm mỗi năm.
Bộ trưởng Dinh dưỡng Liên bang Julia Klöckner, người đang giám sát sự phát triển của chiến dịch chống lãng phí thực ăn, cho biết Chính phủ Đức đang xem xét một kế hoạch nâng cao nhận thức của người dân.
Kế hoạch này được xây dựng nhằm mục đích giúp mọi người hiểu rõ tác hại của việc lãng phí thực phẩm.
Tình trạng lãng phí thực phẩm trước giờ đã trở thành vấn đề sôi nổi ở các quốc gia châu Âu giàu có.
Năm 2016, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên cấm lãng phí thực phẩm tại siêu thị bằng cách yêu cầu thực phẩm không bán được phải quyên góp cho các ngân hàng thực phẩm hoặc tổ chức từ thiện.
Theo quy định, siêu thị tại Pháp có thể bị phạt tới € 3.750 nếu không tuân thủ quy định này.
Chính phủ Anh cũng đã thực hiện một thỏa thuận tự nguyện với các cửa hàng tạp hóa để hạn chế lãng phí thực phẩm.
Theo: The Local
© 2024 | Thời báo ĐỨC