Chi ít tiền, thân Nga: Vì sao Đức lạc nhịp NATO?

Đức và Mỹ không thể xảy ra một cuộc đổ vỡ về mối quan hệ, tuy nhiên những mâu thuẫn và tình trạng bằng mặt mà không bằng lòng đang diễn ra ngày càng phổ biến giữa Washington và Berlin

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã hối thúc Đức "cần phải chi nhiều tiền hơn" và dừng các hoạt động thân thiết với Nga.

Ngày 3/4, tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã lên tiếng chỉ trích gay gắt đồng minh Đức về mức chi tiêu quân sự của nước này, cũng như về cách mà Berlin đối xử với Moscow.

"Đức cần phải chi nhiều tiền hơn, họ cần phải đảm bảo cam kết 2% GDP như mọi quốc gia thành viên của NATO khác. Đức là quốc gia đi đầu châu Âu, nhưng họ đã đánh mất khả năng lãnh đạo của mình khi không thể làm gương" - ông Pence cho biết.

Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo: "Việc Berlin có mối quan hệ tốt đẹp với Moscow cũng là một vấn đề mà bản thân họ phải xem xét lại. Dòng chảy phương Bắc 2 với Nga là điều không thể chấp nhận được. Mỹ sẽ không thể đảm bảo khả năng phòng thủ của phương Tây nếu như các đồng minh của Mỹ tăng cường phụ thuộc vào Nga như vậy".

Đây không phải lần đầu Washington lên tiếng chỉ trích về các quyết định của Berlin trong vấn đề chi tiêu quốc phòng và hợp tác với Nga. Hồi cuối tháng 3/2018, khi Đức công bố kế hoạch ngân sách 2020 và chỉ cam kết mức chi tiêu quân sự chiếm 1,5% GDP, Mỹ đã lập tức nổi giận.

 132 1 Chi It Tien Than Nga Vi Sao Duc Lac Nhip Nato

Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích Đức về các chính sách tài chính của Berlin và quan hệ quốc tế với Nga

Ngoại trưởng Mike Pompeo khi đó đã nhấn mạnh rằng "lấy làm tiếc vì các quyết định sai lầm của Đức". Trong khi Tổng thống Trump muốn ngay lập tức áp đặt các lệnh tăng thuế nhập khẩu vào lĩnh vực ô tô Đức - ngành công nghiệp chủ chốt của Đức tại thị trường Mỹ.

Các quan chức của Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh việc Đức đang "một mình một nhịp" ở châu Âu và NATO đã khiến cho toàn khối phương Tây gặp khó khăn trong việc hạn chế sức mạnh của Nga và gia tăng sức mạnh của riêng họ.

Những mâu thuẫn giữa Đức và Mỹ ngày càng gia tăng. Hồi cuối tháng 3, một nhóm nghị sĩ của Đức đã tập trung lại và đưa một bức thư lên Quốc hội nước này nhằm kêu gọi trục xuất đại sứ Mỹ vì những phát ngôn gây mâu thuẫn. Các nghị sĩ này cho rằng đã đến giới hạn chịu đựng của người Đức và nước Mỹ cần dừng can thiệp vào các quyết định nội bộ của họ.

Tuy nhiên, vì sao Đức quyết định thay đổi các chính sách của mình và đang đi ngược lại hoàn toàn với các mong muốn của Mỹ, điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử quan hệ của hai quốc gia từ sau Thế chiến thứ hai.

132 2 Chi It Tien Than Nga Vi Sao Duc Lac Nhip Nato

Pháp và Đức đang hình thành trục liên minh lãnh đạo châu Âu tìm quyền tự chủ trước Mỹ

Vấn đề lớn nhất giữa hai quốc gia Mỹ và Đức nằm ở mâu thuẫn lợi ích.

Mỹ là nước đóng góp đến 70% kinh phí hoạt động hàng năm cho NATO, việc năm 2014, các nước thành viên cam kết tăng chi phí quốc phòng lên 2% nhằm đảm bảo giảm gánh nặng chi phí cho Mỹ. Lộ trình được ấn định vào năm 2024.

Kể từ khi lên nắm quyền ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Trump khẳng định muốn đẩy nhanh tiến độ và ngay lập tức áp dụng mức 2%, chậm nhất năm 2020. Tuy nhiên điều này dẫn đến mâu thuẫn của Đức. Berlin cho rằng GDP của họ lớn hơn so với các quốc gia khác tại châu Âu và mức đóng góp này không tạo ra cơ chế công bằng.

Ngoài ra, toàn châu Âu đang đứng trước nhiều vấn đề dự kiến gây nguy hại đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này như thời hạn Anh rời khỏi EU đã đến gần, hay tình trạng nợ công cao của nhiều quốc gia châu Âu. Việc nâng chi phí quốc phòng sẽ ảnh hưởng đến những chiến lược dài hơi của không chỉ Đức mà toàn EU.

Ngoài ra, đặc thù nền kinh tế Đức vốn ít tài nguyên, họ tập trung phát triển các loại hình sản xuất, dịch vụ và phải nhập nhiên liệu từ nước ngoài. Vì thế, việc gia tăng hợp tác với Nga đảm bảo cho Đức có nguồn cung năng lượng giá cạnh tranh nhất với các nguồn cung mà Đức có khả năng tiếp cận.

Vì thế, đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 là một quân bài chiến lược đảm bảo nhiều lợi ích cho nền kinh tế Đức.

Trong khi đó, kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nắm quyền và theo đuổi chính sách "nước Mỹ trên hết", những quan điểm theo đuổi lợi ích của mình bất chấp lợi ích đồng minh đã khiến cho các nước phương Tây không còn quá tín nhiệm vào vai trò của nước Mỹ.

Bằng sức ảnh hưởng của mình, Mỹ đã có thể ép được các nước thành viên NATO có nền kinh tế và quân sự quy mô nhỏ hơn thực hiện theo các chiến lược mà Washington đưa ra.

Tuy nhiên, Pháp và Đức đang hình thành trục lãnh đạo châu Âu và đưa EU ngày càng độc lập với Mỹ về nhiều vấn đề từ địa chính trị, quân sự, kinh tế.

.

Đỗ Tú

Nguồn: baodatviet.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày