Bạn có để ý khi sống ở Đức, khi vào siêu thị hay bơm xăng mà lúc thì phải điền mã số PIN lúc lại phải ký tên không?
Bạn có biết khi trả tiền như vậy có khác nhau gì không?
1. Trả tiền thanh toán khi khách phải ký tên:
Với cách trả tiền bằng chữ ký này, tài khoản của bạn sẽ không bị trừ ngay lập tức. Nhưng điều này lại tạo nên một nguy cơ cho cửa hàng là khi khách hàng không đủ tiền trong tài khoản vẫn có thể thanh toán hóa đơn.
2. Trả tiền thanh toán phải nhập mã PIN:
Phần lớn cửa hàng chọn thủ tục này vì lý do do an toàn. Số tiền phải trả sẽ ngay lập tức trừ vào tài khoản khách hàng.
Số tiền cửa hàng nhận được sẽ bị khấu trừ % tiền chi phí ngân hàng.
Đặc biệt các cây xăng, mua vé tự động... hay dùng hình thức thanh toán này, bởi vì không đủ tiền trong tài khoản sẽ bị từ chối thanh toán ngay lập tức.
Thanh toán qua NFC - ảnh: techblog
3. Một công nghệ mới cho việc thanh toán ở Đức cũng đang được triển khai, ví dụ thông qua hệ thống kết nối không dây NFC(1), dữ liệu được trao đổi giữa thẻ và đầu đọc.
NFC là tên viết tắt của Near Field Communication, tạm dịch là công nghệ giao tiếp tầm ngắn.
Một số Ngân hàng lớn ở Đức, như Deutsche Bank, Targobank bắt đầu khuyến mại và thông báo cho Khách hàng sử dụng hình thức thanh toán trên cho tiện lợi.
Hiện tại chúng ta thấy có những thông tin về việc sử dụng NFC, đặc biệt là trong việc thanh toán, biến điện thoại thành ví điện tử.
NFC có tiềm năng để thực hiện việc đó, loại bỏ thẻ tín dụng, séc (cheque) và các phương tiện thanh toán khác.
Tuy nhiên NFC có mức độ bảo mật không cao - ảnh: reuters
Mặc dù cự ly giao tiếp của NFC chỉ giới hạn trong một vài cm nhưng bản thân NFC không mang tính bảo mật cao.
Đừng bao giờ mua hàng trả thanh toán mà tài khoản không dư đủ tiền
Điều này có hệ lụy không nhỏ, tất nhiên là về tài chính, bởi nếu Cửa hàng họ không thanh toán được, họ sẽ tính phí thêm khoảng 7-15€ cho một lần yêu cầu thanh toán.
Trường hợp xấu họ thuê Công ty đòi nợ thì phí tổn lên tới vài trăm EURO.
©Đức Duy - Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Thời báo ĐỨC