Đức là cường quốc hàng đầu trên thế giới đại diện cho châu Âu mặc dù chính nước này đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt. Hãy xem lý do tại sao Đức lại có thể trở nên mạnh mẽ như vậy.
Nước Đức cùng với 2 chữ nghiêm túc
Trận bán kết World Cup 2014, Đức đã đả bại Brasil với tỷ số 7:1, trận đấu “thảm kịch” này của nền bóng đá trên thế giới không ngờ lại xảy ra. Có lẽ trên thế giới này chỉ có sự đáng sợ của người Đức mới có thể làm nên “thảm kịch” này cho ông vua bóng đá Brasil.
Cỗ xe tăng Đức như những bánh răng hoạt động trơn tru, dường như không có ai có thể cản bước bọn họ. Đó là tính cách đặc trưng của dân tộc Đức: nghiêm túc, tỉ mỉ, khắt khe, luôn luôn cầu toàn.
Cả thế giới dường như đều phải khiếp sợ sự nghiêm túc của người Đức.
Chiến thắng vang dội 7-1 của "cỗ xe tăng" Đức trước Brasil.
Mùa đông năm 1944, quân đồng minh đã nổ phát đánh cuối cùng bắt đầu cho sự sụp đổ của đế chế phát xít Đức. Nước Đức thời điểm đó chìm trong một bầu không khí chết chóc, nền kinh tế sụp đổ, vật tư khan hiếm, cuộc sống người dân đang rơi vào ngõ cụt.
Đối với người bình thường, vấn đề thiếu thốn lương thực đã đủ để làm cho họ kiệt quệ sức lực. Nhưng người dân ở Đức còn phải chịu đựng cả một mùa đông dài khắc nghiệt, lúc này chính quyền Đức đã cho phép người dân chặt cây trên đồi để sưởi ấm.
Bạn đã có thể tưởng tượng được sự nghiêm túc của người Đức chưa? Lúc người dân đang lâm vào cảnh nguy cấp nhất, họ đều có ý thức, không một vụ trộm cướp nào diễn ra cả. Thậm chí người dân trước khi lên đồi chặt cây, họ còn phải đợi các chuyên gia lâm nghiệp đánh dấu những cây nào già, yếu, nguy hiểm để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc. Nếu chặt cây nào không được đánh dấu, người chặt còn sẽ bị phạt tiền. Ai nghe đến câu chuyện này đều cũng cười trừ người Đức: nước nhà thì đang lâm nguy sao lại còn bày đặt đi phạt tiền người dân?
Nước Đức lúc đó đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, dường như người dân Đức đang sống trong một xã hội không công an, không tòa án, không nhà nước.
Nhưng điều làm những người dân khác trên thế giới hoảng sợ, chính là việc cả nước Đức trong thời điểm đó không có một ai tự ý lên đồi chặt những cây mà không có đánh dấu từ trước, mỗi một người dân đều chấp hành những luật lệ mà dường như không có một sự ràng buộc nào.
Cảnh tượng này đã được khắc ghi lại trong cuốn hồi kí “Một thập kỷ ở Đức” của học giả nổi tiếng Ji Xianlin. Khi đó ông đang là du học sinh tại Đức và ông đã chứng kiến tất cả, đến 50 năm sau ông vẫn không thể quên được những kí ức lúc đó, nước Đức mặc dù đang trong cảnh không có chính phủ lãnh đạo, nhưng người dân không hề bị lao đao.
Trong thời điểm đất nước lâm nguy, sức mạnh nào đã khiến người dân Đức có một đức tính kỉ luật như vậy?
Câu trả lời cho sức mạnh này đó là: nghiêm túc.
Bởi tính nghiêm túc là bản chất của con người, nó đã ăn sâu vào từng mạch máu bên trong con người người Đức. Chính bởi 2 chữ nghiêm túc, dân tộc Đức gục ngã sau hai cuộc chiến tranh thế giới, lại có thể đứng lên nhanh chóng một cách kì diệu.
Một câu chuyện khác về tính nghiêm túc của người Đức
Những người làm lâu năm trong nghề sản xuất động cơ Diesel đều biết đến câu nói này: các loại động cơ Diesel do Trung Quốc sản xuất, tiếng động cơ có thể được nghe thấy từ hàng cây số, xung quanh động cơ diesel của Trung Quốc đều có những vết dầu. Nhưng các động cơ diesel của Đức thì hoàn toàn có thể đặt trên thảm ở trong phòng làm việc mà không sợ bị ảnh hưởng đến những người làm việc ở phòng bên.
Vì vậy, vào năm 1984, nhà máy sản xuất động cơ diesel ở Vũ Hán, Trung Quốc đã mời Gehrig – một người làm trong doanh nghiệp sản xuất động cơ diesel tại Đức – về làm giảm đốc nhà máy.
Gehrig sau khi nhậm chức đã tổ chức cuộc họp đầu tiên, các lãnh đạo của các phòng ban có liên quan trên thành phố cũng tham gia cuộc họp này. Trong cuộc họp, Gehrig không ngần ngại đi thẳng vào chủ đề chính của cuộc họp: “Nếu nói rằng chất lượng là sinh mệnh của một sản phẩm, thế thì sự sạch sẽ của các xy lanh sẽ là điều mấu chốt quyết định chất lượng.”
Vừa nói vừa làm, ông ra trước mặt các vị lãnh đạo có liên quan, lấy ra từ chiếc xy lanh để trên ghế một cục quặng sắt lớn, ông tái mặt nói:
“Chiếc xy lanh này được tôi ngẫu nhiên lấy ra trong dây chuyền sản xuất trước khi cuộc họp này diễn ra. Mời mọi người hãy xem tôi lấy được gì ra từ trong chiếc xy lanh này?
Ở Đức, các tạp chất có trong xy lanh không được vượt quá 50 mg, nhưng theo tôi được biết, các tạp chất trong xy lanh thu được trong dây chuyền sản xuất ở đây có thể đạt tới khoảng 5000 mg.
Hãy tưởng tượng xem, tôi lấy ra được trong 1 chiếc xy lanh một cục quặng sắt, vậy làm sao mà tạp chất trong xy lanh có thể dưới mức 50 mg được?
Đây không phải là vấn đề về tay nghề sản xuất, mà có lẽ nằm ở vấn đề quản lý và tính trách nhiệm của mỗi người, là do quá trình sản xuất không có sự nghiêm túc.”
Sau câu nói của Gehrig, mọi vị lãnh đạo có liên quan đến bộ phận này đều cảm thấy bối rối, lúng túng.
Hai năm sau, khi Gehrig xin từ chức, tạp chất có trong các xy lanh được nhà máy sản xuất động cơ diesel Vũ Hán sản xuất đã giảm xuống còn khoảng 1000 mg.
Sau khi trở về Đức, Gehrig cũng quay lại Trung Quốc một vài lần, mỗi lần quay lại Trung Quốc ông đều đến thăm nhà máy ở Vũ Hán. Khi ở trong nhà máy, ông thỉnh thoảng nhìn thấy cách làm việc không sạch sẽ của các công nhân, ông quên rằng mình đã không còn là giám đốc nhà máy nữa mà vẫn quát lên:
“Tại sao các anh lại có thể làm việc không nghiêm túc như vậy!”
Nếu nói sức mạnh của dân tộc Đức rất đáng sợ, thì cũng phải nói đến sức mạnh của 2 chữ nghiêm túc mà người Đức sở hữu. Nghiêm túc có thể làm cho một quốc gia lớn mạnh, có thể làm cho một người trở nên bất khả chiến bại.
Chúng ta thật sự nên học tập tính nghiêm túc, tinh thần cứng rắn của người Đức. Áp dụng hai chữ nghiêm túc vào từng hành vi lời nói của mình. Khi hai chữ “nghiêm túc” đã ăn sâu vào máu vào xương của bạn rồi, bạn sẽ làm cho tất cả mọi người xung quanh và kể cả chính mình cảm thấy khiếp sợ về sức mạnh của bản thân.
Sở dĩ người người Đức đạt được những thành công như ngày hôm nay phần lớn là do tính nghiêm túc, tự giác, nghiêm khắc... của họ đã đi sâu vào tận xương tủy.
Và có lẽ để mỗi người trong chúng ta có được những đức tính như vậy, trước hết chúng ta sẽ phải học tập tinh thần yêu nước từ mỗi người dân Đức. Vì chỉ có tinh thần yêu nước, họ mới cảm thấy cần hoàn thiện bản thân mình để có thể góp một tay vào gây dựng đất nước mình trở nên tươi đẹp hơn.
Nguồn: Genk.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC