1. Cấm đi làm vào những ngày nghỉ lễ
Về chính sách bảo hộ lao động, luật pháp quốc gia Đức quy định rất nghiêm ngặt, cấm tuyển dụng lao động vị thành niên, cấm lao động dưới 18 tuổi làm việc ca đêm, cấm đi làm vào các ngày nghỉ lễ, cấm phụ nữ có thai đi làm 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh. Ngoài việc mỗi tuần được nghỉ 3 ngày, mỗi một công nhân viên được hưởng 6 tuần nghỉ phép có lương mỗi năm.
(Ảnh: apaimages.photoshelter.com)
Tới chủ nhật, người Đức và thậm chí là các cửa hàng đều sẽ đóng cửa, nhân viên phục vụ trong các cửa hàng cũng sẽ thể hiện rằng họ là người nên cũng cần phải nghỉ ngơi, phải tôn trọng nhân quyền của họ.
2. Một năm làm việc 187 ngày, nghỉ ngơi 178 ngày
Điều mà người Đức muốn bây giờ là có nhiều thời gian được tự do hơn nữa. Tình trạng hiện nay: 102 ngày nghỉ vào cuối tuần, thêm hơn 40 ngày nghỉ có lương, thậm chí còn có hơn 20 ngày nghỉ các dịp lễ như giáng sinh, Halloween và lễ phục sinh.
3. Doanh nghiệp nợ lương, chính phủ sẽ trả
Một khi doanh nghiệp không có khả năng trả lương, nợ lương nhân viên, những khoản nợ đó trước tiên sẽ do chính phủ trả cho công nhân. Sau đó sẽ là vấn đề giữa chính phủ và các doanh nghiệp, chính phủ sẽ phái cục cảnh sát và viện kiểm sát can thiệp vào tiền lương còn nợ.
4. Cục Lao động sẽ cung cấp những dịch vụ đào tạo tốt nhất cho công nhân
Ở Đức, các công đoàn, hiệp hội sử dụng lao động, cùng với đại biểu công chức quốc gia chiếm 1/3 cục lao động các cấp, có trách nhiệm giới thiệu việc làm cho công nhân, tư vấn nghề nghiệp, tổ chức giáo dục, thúc đẩy giáo dục và bồi dưỡng cho công nhân viên. Trong thời gian tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, Cục Lao động sẽ cung cấp sự giúp đỡ, thẻ tín dụng, sinh hoạt phí. Vì vậy cục lao động không phải một tổ chức chỉ thu tiền mà không làm việc, mà là một tổ chức thực sự làm việc vì công nhân viên.
5. Vợ chồng sống riêng cũng có trợ cấp
Ví dụ: nếu vợ chồng sống ở 2 thành phố khác nhau, người chồng phải đi tới một thành phố khác để học tập và không thể sống cùng một nơi với người vợ, như vậy sẽ nhận được tiền trợ cấp của chính phủ. Ngoài ra, công nhân viên nếu muốn về nhà thăm người thân, mọi khoản phí đi lại sẽ do Cục Lao động chi trả. Nếu như công nhân viên không muốn phải sống ở hai nơi như vậy, muốn vợ hoặc cả gia đình cùng chuyển tới, vậy phí vận chuyển hành lý cũng do Cục Lao động chi trả.
6. Công nhân viên sẽ nhận được bồi thường nếu bị thương do tai nạn lao động
Trong trường hợp bảo hiểm tai nạn lao động, công nhân viên không cần phải nộp phí bảo hiểm, một khi xảy ra sự cố, sẽ do cơ quan bảo hiểm chi trả toàn bộ tiền bồi thường. Ngoài ra, một khi xảy ra thương tích do công việc tạo nên, người chủ sẽ phải bồi thường tiền. Vì vậy, hầu hết các loại máy móc ở Đức đều khá an toàn. Nếu như thường xuyên có sự cố xảy ra, ông chủ đền không nổi, thì thà rằng bỏ thêm tiền cải tiến máy móc, đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm, tính toán như vậy sẽ có lợi hơn nhiều.
7. Sinh nhiều con sẽ nhận được nhiều trợ cấp
Bất kể tình hình thu nhập như thế nào, với những đứa con đầu tiên, mỗi tháng người Đức nhận được 50 Euro, với đứa con thứ hai là 100 Euro, đứa con thứ 3 là 250 Euro, đứa thứ 4 là 500 Euro, thứ 5 là 1.000 Euro, thứ 6 là 2.500 Euro, tới đứa con thứ 7 sẽ nhận được 5.000 Euro. Số tiền này các gia đình sẽ nhận được cho tới khi đứa bé được 27 tuần tuổi. Cho dù như vậy thì người Đức vẫn không muốn sinh con, bởi vì điều họ mong muốn hơn hết là một cuộc sống thoải mái.
Người Đức tại sao lại nhận được phúc lợi hoàn thiện tới vậy?
Bởi vì sự phát triển của Đức là một sự phát triển có hệ thống. Thứ nhất, không dựa vào du lịch. Thứ 2, không chú trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển một cách mù quáng. Thứ ba, không chơi các sản phẩm xa xỉ. Thứ 4, không dựa vào bất động sản. Vậy dựa vào điều gì? Dựa vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp cao cấp. Vì vậy, nền kinh tế của Đức được coi là một trong những nền kinh tế bền vững nhất trên thế giới chứ không phải một nền kinh tế ảo.
Đương nhiên, để có được các điều kiện trên, điều quan trọng nhất là phải có một bộ máy chính quyền trong sạch, trung thực. Hầu hết các dịch vụ chăm sóc người già đều do chính phủ chịu trách nhiệm, vì vậy người dân hoàn toàn không cần lo lắng về cuộc sống thường ngày, cũng không cần phải gửi tiết kiệm. Thực ra chế độ phúc lợi của nhiều quốc gia cũng rất tốt, điều này không liên quan nhiều tới sự giàu nghèo của đất nước, quan trọng chính là muốn làm hay không!
Yến Nhi
Theo trithucvn
© 2024 | Thời báo ĐỨC