Biết về văn hóa làm việc của họ, bạn mới hiểu đúng nghĩa cách nói “làm hết mình, chơi hết sức” là như thế nào.
Trong văn hóa kinh doanh và công việc ở chốn công sở châu Âu, nổi bật nhất là phong cách đối lập giữa Mỹ và Đức, người Mỹ coi trọng vấn đề đẩy cao giờ làm song song với đó là nâng cao năng suất và đạo đức nghề nghiệp. Thế nhưng, người Đức thì chú trong chuẩn mực, tác phong đạo đức công sở và có sự rành mạch giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Một nhân viên người Đức khi ngồi tại công sở, họ không làm bất cứ điều gì ngoài công việc. Chuyện trò, lướt web hay vào facebook, trang cá nhân… đó là những hành vi không được chấp nhận. Thậm chí, không chỉ là sếp, người quản lý, mà đồng nghiệp cũng sẽ cảm thấy không thích có một đồng nghiệp duy trì thói quen như thế. Nói cách ngắn gọn là giờ làm việc chỉ để làm việc, Facebook hay email cá nhân cũng không được sử dụng ở nơi công sở, nơi mọi người hướng đến công việc, mục tiêu chung.
Ngoài tác phong và văn hóa nơi công sở, trong văn hóa làm việc, người Đức chú trọng cách giao tiếp tập trung cao độ và trực tiếp. Mối quan hệ giữa quản lý và nhân viên rõ ràng, đặc biệt người lao động có thể chủ động nói chuyện với quản lý của họ về hiệu suất lao động, không vòng vo đối phó. Nếu họ cần điều kiện nào đó để hoàn thành tốt công việc của mình họ sẽ thẳng thấn mà nói ra. Nhờ tác phong tập trung, thẳng thắn và chăm chỉ, người Đức luôn có năng suất lao động cao hơn trong thời gian ngắn.
Có thể nói người Đức có văn hóa điển hình, đúng nghĩa của phương châm “làm hết mình, chơi hết sức”. Sau một ngày làm việc tập trung, thời gian tan sở thực sự là lúc nghỉ ngơi. Thậm chí, họ không duy trì không khi tập trung hình thức công sở, người lao động làm việc cùng nhau không nhất thiết phải đi chơi cùng nhau sau giờ làm, họ tách bạch đời sống riêng tư và công sở.
Trong khi hạn chế mối quan hệ riêng tư bắt nguồn từ công việc thì người Đức lại có mối quan hệ thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, các “verein”, những người có chung sở thích. Họ giao thiệp cộng đồng, trau dồi bản thân theo sở trường, hiểu biết, học vấn, nâng cao tư duy và trình độ.
Cùng với đó, chế độ thai sản của người lao động Đức cũng được thoải mái, cũng như những chính sách bảo vệ hoạt động làm cha, làm mẹ rộng rãi. Ngoài việc bảo đảm hợp đồng, nhà nước còn chi trả 67% lương cho người lao động, tối đa là 1.800 EUR/tháng, trong 14 tháng. Thậm chí, những lợi ích này áp dụng cho cả các cặp vợ chồng đồng tính.
Chính tác phong, năng suất lao động, ở Đức người ta có thể hưởng 25- 30 ngày nghỉ có lương. Vì thế cũng đừng thắc mắc tại sao người hay đi du lịch hay thuê căn hộ để nghỉ dưỡng nhé. Họ sẽ nghỉ ngơi thật thoải mái sau thời gian làm việc vô cùng căng thẳng.
Theo evan
© 2024 | Thời báo ĐỨC