Hệ thống việc làm và an sinh xã hội ở Đức

Theo luật nhập cư, sinh viên nước ngoài phải được ủy quyền để có thể làm việc. Thời gian được giới hạn đến 120 ngày. Điều này không bao gồm thời gian chuẩn bị trong năm đầu tiên.

Liệu sinh viên quốc tế có thể làm việc ngoài giờ học ở Đức được không?

Nhiều sinh viên muốn làm việc ngoài giờ trong thời gian học tập ở Đức. Một số sinh viên muốn có thêm kinh nghiệm làm việc trong khi một số đơn giản chỉ muốn kiếm thêm thu nhập.

Miễn là việc học không bị xao lãng thì điều này hoàn toàn có thể. Vì lợi ích của bảo hiểm xã hội, điều quan trọng là sinh viên được “đăng ký” và ghi danh vào chương trình học.

Học tập phải được đặt lên hàng đầu và sinh viên phải dành thời gian chủ yếu cho việc học.

132 1 He Thong Viec Lam Va An Sinh Xa Hoi O Duc

Theo luật nhập cư, sinh viên nước ngoài phải được ủy quyền để có thể làm việc. Thời gian được giới hạn đến 120 ngày. Điều này không bao gồm thời gian chuẩn bị trong năm đầu tiên.

Xin vui lòng xem Điều 16 đoạn 3 của Luật cư trú.

Khi nào cần phải đóng bảo hiểm an sinh xã hội?

Nếu trong thời hạn này, nếu công việc không yêu cầu bạn phải làm quá 20 giờ một tuần, khi đó sẽ không có yêu cầu nào đối với việc phải thanh toán bảo hiểm xã hội đối với bảo hiểm y tế nhà nước, bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng của bang và bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, ngay sau khi thu nhập của bạn vượt quá 450 EUR mỗi tháng, các khoản đóng góp bắt buộc phải được trả cho hệ thống hưu trí nhà nước. Trong đó chủ lao động trả 1 nửa và một nửa còn lại do người lao động tự chi trả.

Các quy tắc tương tự áp dụng ngay cả khi sinh viên làm việc trong những ngày nghỉ, tuy nhiên quy tắc tối đa 20 giờ làm việc không áp dụng trong trường hợp đó.

Trong học kỳ, nếu một sinh viên làm việc hơn 20 giờ một tuần, thì việc đóng bảo hiểm xã hội trở thành bắt buộc, trừ khi công việc là từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chỉ kéo dài tối đa 2 tháng hoặc bị giới hạn theo dạng sinh viên chỉ làm việc vào cuối tuần hoặc vào buổi tối.

Trong một năm (tức là 365 ngày liên tục), nếu tổng cộng bạn làm quá 20 giờ một tuần hoặc hoàn thành hơn 26 tuần, khi đó về cơ bản bạn đã trở thành 1 người đi làm thật sự. Toàn bộ những nét đặc thù của sinh viên sẽ không còn và việc đóng bảo hiểm xã hội trở thành bắt buộc.

Công việc vặt cho sinh viên?

Những công việc vặt thường được gọi là công việc đáng giá 450 eur. Vì với những công việc vặt, lương đóng một vai trò rất quan trọng.

Thu nhập của bạn khi làm những công việc này phải dưới 450 EUR mỗi tháng.

Vì lợi ích của an sinh xã hội, tất cả các công việc được trả lương thấp đều phải được cộng dồn lại. Nếu mức lương trần 450 EUR bị vượt quá, khi đó đấy không còn là công việc lặt vặt. Nếu việc học tập vẫn là mục đích chính (nghề nghiệp chính) của bạn, sau đó bạn chỉ phải đóng góp cho hệ thống hưu trí nhà nước.

Nếu sinh viên có bảo hiểm y tế của bang, thì chủ lao động cần phải trả một số tiền cố định để chi trả cho người lao động chi phí bảo hiểm y tế và bảo hiểm hưu trí nhà nước.

Đối với người mua bảo hiểm tư nhân hoặc người được bảo hiểm qua MAWISTA trong bảo hiểm y tế du lịch, chủ lao động không phải trả bất kỳ phí bảo hiểm y tế nào.

Cơ hội thực tập trong quá trình học

Nếu trong quá trình học tập, việc tham gia thực tập là bắt buộc và được quy định trong quy chế học tập và kiểm tra, thì tiền lương luôn luôn là miễn trừ trong các khoản an sinh xã hội. Để chứng minh việc thực tập của sinh viên, chủ sở hữu lao động phải nộp giấy chứng nhận nhập học.

Nếu việc thực tập là không bắt buộc nhưng có liên quan đến chuyên ngành sinh viên đang theo học, đồng thời mức lương thấp hơn 450 EUR mỗi tháng thì đóng bảo hiểm xã hội không phải chi trả. Tuy nhiên, nó phải liên quan đến bằng cấp đầu tiên mà sinh viên mong muốn, một ví dụ; bằng Tiến sĩ là một trường hợp không hợp lệ.

Một công việc thực tập trước khi hoặc sau khi kết thúc việc học không được coi là khoản miễn trừ an sinh xã hội.

Cơ hội làm việc trong kì học

Nếu công việc chỉ kéo dài đến kì nghỉ hè, số giờ làm việc mỗi tuần không quá quan trọng và sinh viên không phải đóng góp vào bảo hiểm y tế nhà nước, bảo hiểm chăm sóc điều dưỡng và bảo hiểm thất nghiệp.

Điều này chỉ có giá trị cho việc làm ngắn hạn dưới 60 ngày theo Dương lịch hoặc 50 ngày làm việc mỗi năm.

Khi sinh viên làm quá 60 ngày dương lịch hoặc 50 ngày làm việc trong năm hoặc thu nhập của sinh viên vượt quá 450 EUR mỗi tháng thì họ bắt buộc phải đóng góp cho chương trình hưu trí của nhà nước.

Làm sao để tôi có được mã số bảo hiểm xã hội/thẻ bảo hiểm xã hội?

Những sinh viên quốc tế đã có việc làm trong khoảng thời gian đầu ở Đức cần phải có thẻ bảo hiểm xã hội. Điều này áp dụng đối với đại đa số các sinh viên quốc tế.

Thẻ bảo hiểm xã hội nên được mua bởi chủ lao động đầu tiên của bạn. Để được làm các công việc vặt thì bạn cần nộp hồ sơ đến trụ sở chính của trung tâm môi giới việc làm và đối với việc làm cần tới bảo hiểm xã hội; bạn cần liên lạc với một công ty bảo hiểm y tế cộng đồng.

Người sử dụng lao động sau đó nhận được mã số an sinh xã hội và các nhân viên (sinh viên) sẽ nhận thẻ an sinh xã hội của mình gửi qua đường bưu điện.

Thẻ bảo hiểm xã hội có hiệu lực trong một thời gian và cần được lưu giữ cẩn thận.

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày