Cách làm thủ tục tại các sân bay ở Đức

Khi bạn đi máy bay đến Đức ngoài việc mua vé máy bay đi Đức, hành khách còn phải làm các thủ tục vầ tuân thủ các quy định của sân bay. Đối với những người đi máy bay thường xuyên thì việc này khá đơn giản, nhưng đối với những người đi lần đầu thì không thể tránh những bỡ ngỡ và lo lắng.

20170506 2 ra san bayBạn không biết quy trình làm thủ tục nhập cảnh khi xuống sân bay Đức như thế nào?

Hãy tìm hiểu một số lưu ý khi làm thủ tục tại sân bay Đức nhé.

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Điều đầu tiên khi đi máy bay đó là bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục lên máy bay cũng như làm thủ tục tại các sân bay quốc tế mà bạn đến. Ở Đức quy định làm thủ tục tại sân bay cũng giống như một số nước Châu Âu khác, do vậy bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ  cần thiết từ ở nhà để tránh gặp trục trặc khi làm thủ tục tại sân bay ở Đức.

Vé máy bay

Tất cả các hãng máy bay đêu sử dụng vé điện tử thay vé giấy: Quý khách chỉ cần kiểm tra thông tin Code (hoặc mã số vé điện tử) tên, chuyến bay, giờ bay …, khách hàng chỉ cần cung cấp Code vé.

Hộ chiếu, Visa

https://pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js?client=ca-pub-3833240400785877

Tiền mặt để đóng thuế sân bay khi đi: ở một số sân bay bạn sẽ đóng một khoản phí nhỏ là lệ phí sân bay  thông thường lệ phí này thu bằng đơn vị tiền của nước sở tại, để tránh phải đổi tiền tại sân bay (nơi mà tỉ giá thường thấp) bạn nên chuẩn bị sẵn số tiền này. Ngoài ra, bạn cũng nên có trước một ít tiền của nước đến để có thể tiêu ngay mà không cần phải đổi ở sân bay.

Hành lý xách tay:

Là đồ mà bạn mang theo bên mình khi lên máy bay, bạn sẽ để đồ này lên giá phía trên ghế ngồi hoặc dưới gầm ghế hoặc giữ bên mình. Hành lý dạng này thường có giới hạn về kích thước, cân nặng, số lượng túi được mang theo … tùy theo quy định của từng Hãng Hàng không. Do vấn đề về an ninh, bạn không được phép mang theo các vật dụng có ý sát thương như dao, kéo …

Hành lý ký gửi:

 Thường là đồ nặng, cồng kềnh mà bạn gửi khi làm thủ tục check-in, đồ này vẫn đi cùng chuyến bay với bạn nhưng được để ở khoang hành lý riêng, bạn chỉ có thể lấy đồ khi đến nơi. Tùy theo loại vé máy bay, Hãng Hàng không mà số lượng đồ gửi (tính theo kiện/bao/gói) hay cân nặng được quy định khác nhau, nếu bạn gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền.

Các hãng đều qui định danh mục các mặt hàng không được phép mang theo, bạn phải tuân thủ quy định này.

Quy trình làm thủ tục tại Sân bay Đức

Quy trình làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Đức cũng giống như các sân bay khác và đều theo trình tự như sau:

Xuống máy bay, theo hướng dẫn đi đến khu vực hải quan làm thủ tục nhập cảng: 

Hãy chỉnh đeo tay cho phù hợp với giờ địa phương. Khi đến quầy làm có thể có nhiều quầy làm thủ tục nhập cảnh, bạn để ý biển báo, một số quầy dành cho nhân viên ngoại giao/công vụ, một số dành cho người bản địa, số khác dành cho người nước ngoài…

Tại đây bạn trình hộ chiếu/visa, nhân viên hải quan có thể sẽ đóng dấu hoặc dán thêm một số giấy tờ liên quan, tùy theo từng nước bạn có thể phải điền vào một vài mẫu đơn qui định trước (Việt Nam) hoặc phải trả lời một số câu hỏi liên quan đến việc nhập cảnh mặc dù giấy tờ của bạn hợp lệ (ví dụ ở các nước phát triển, họ sợ người từ các nước nghèo sang rồi ở lại bất hợp pháp).

Điền vào tờ khai hải quan của nước sở tại:

Mẫu form có thể hỏi tiếp viên trên máy bay trước khi xuống sân bay hoặc có sẵn tại các quầy làm thủ tục tránh mất quá nhiều thời gian khi làm thủ tục tại sân bay.

Xếp hàng theo đúng qui định:

Căn cứ theo loại passport mà mình mang theo làm thủ tục nhập cảnh.Trình passport vé máy bay và tờ khai hải quan của nước sở tại.

Sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh, bạn đến khu vực lấy hành lý để lấy hành lý của mình

https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v17.0

Lấy đồ: 

Hành lý bạn gửi lúc check-in được đưa ra trên các dây chuyền. Có thể có nhiều dây chuyền được đánh số hoặc ghi chỉ dẫn, bạn xem bảng điện tử/bảng thông tin để biết dây chuyền nào tương ứng với chuyến bay của bạn mà lấy đồ. Xung quanh khu vực này có các xe đẩy (trolley) để giúp bạn chở đồ.

Nếu không tìm thấy đồ của mình bạn phải thông báo ngay đến phòng khai báo mất đồ/thất lạc (Lost and Found) hoặc liên hệ với hãng hàng không của chuyến bay mà bạn vừa đi, nằm xung quanh đó và đưa ra cuống vé tương ứng với hành lý bị thất lạc. Nếu bạn đi ra khỏi khu vực này mà chưa khai báo mất/thất lạc đồ thì bạn không thể vào lại mà khiếu nại được nữa.

Đi ra:

 Ở các nước phát triển như Đức bạn cần lưu ý có hai loại cửa để đi ra. Nếu bạn mang theo các mặt hàng thuộc danh mục đánh thuế bạn phải đi ra cửa tương ứng để khai báo và đóng thuế, ngược lại nếu không có các mặt hàng phải đóng thuế bạn đi ra cửa Nothing to declare.

Để biết mặt hàng nào thuộc danh mục phải đóng thuế, bạn có thể tìm hiểu trước qua internet, qua đại sứ quán Đức… hoặc hỏi tại sân bay Việt Nam trước khi lên máy bay. Các mặt hàng như thuốc lá, rượu mạnh, nước hoa. Lưu ý, mỗi hành khách chỉ được mang một lượng nhất định, mang quá sẽ phải đóng thuế.

Ra khỏi cửa khai báo thuế là bạn đã đến khu vực chung của nơi đến (Arrival), bạn có thể thuê xe hoặc ra các phương tiện giao thông công cộng để đi tiếp. Nếu có người ra đón, tốt nhất là bạn nên hẹn và đứng đợi ngay khi ra khỏi cửa khai báo thuế.

Theo Du Lịch Việt Nam


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày