Sự thật về du học tự túc: Tự Túc là trả giá bằng mồ hôi và nước mắt gấp mười người bình thường!

Mọi người chắc cũng đã ít nhiều từng nghe câu chuyện “con nhà người ta” tự đi du học, không những trả tiền học, tiền nhà, tiền abc xyz mà còn có dư gửi về cho ba mẹ xây nhà lầu sắm xe hơi.

Nhưng từ kinh nghiệm cá nhân, mấy câu chuyện đó hoàn toàn có ẩn khúc, vì chính bản thân mình cũng du học tự túc, cày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà còn chỉ đủ survive. Ngày hôm nay mình sẽ kể câu chuyện của mình suốt 8 năm cho các bạn nghe:

132 1 Su That Ve Du Hoc Tu Tuc Tu Tuc La Tra Gia Bang Mo Hoi Va Nuoc Mat Gap Muoi Nguoi Binh Thuong

Nhưng từ kinh nghiệm cá nhân, mấy câu chuyện đó hoàn toàn có ẩn khúc, vì chính bản thân mình cũng du học tự túc, cày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà còn chỉ đủ survive. Ngày hôm nay mình sẽ kể câu chuyện của mình suốt 8 năm cho các bạn nghe:

- 2012: Gia đình mình đầu tư một khoảng tiền $25,000 (năm đó hơn 500tr, khoảng hơn chục cây vàng) và dúi vào tay mình $100. Mình bắt đầu qua Úc năm 17 tuổi, bắt đầu học Tiếng Anh ở MLC. Mình may mắn vào nhà cô chú ở, tiết kiệm được tiền rent, vào phòng khách nằm ở một cái bunk bed. Học trên giường, ngủ trên giường, tất tần tật ở cái giường hết. Bởi các bạn sau này qua du học có phòng riêng ở homestay đừng tủi thân quá, các bạn là khá lắm rồi.

- Một ngày sau khi tới Úc, mình lang thang ra chợ Victoria Market Melbourne xin việc. Công việc đầu tiên là đi làm bán cá thứ 7 mỗi tuần (5 ngày còn lại đi học). Sáng vào làm lúc 3am về 5pm. Công việc bao gồm: sáng đẩy 4-5 bin cá khoảng 100kg trên 1 cái trolley, bóc da cá Leather Jacket, múc mussels bán, và tệ nhất là gom rác cá gồm ruột, vải, đồ lòng, xương,… vào 1 cái ổ rác cá khổng lồ và rửa bin ở đó. Lần đầu vào ói lên ói xuống về sau quen luôn. Mỗi ngày $100 (14 tiếng). Về sau được lên $150/ngày.

132 2 Su That Ve Du Hoc Tu Tuc Tu Tuc La Tra Gia Bang Mo Hoi Va Nuoc Mat Gap Muoi Nguoi Binh Thuong

Nguồn ảnh: Peter Phạm

- 3 tháng sau mình được ông chủ bán thịt cho qua làm. Tưởng cuộc đời lên hương bán thịt dù gì cũng không lạnh bằng bán cá, sẽ không còn những ngày máu tay máu cá không biết. Thế mà mém chút cắt xương heo mém bay ngón tay, hay phải ngâm tay bồn nóng 80 độ rửa trays. Nhưng được cái ông chủ thương, ngày có khi $120, có khi $150, có khi dúi thì được $180.

Đấy như các bạn thấy một tuần cùng lắm tớ kiếm được $300~350. Một tháng ~$1k2. May mắn là không phải trả rent, mình save làm tiền đi lại, sinh hoạt, ăn uống. Mỗi ngày đi học tầm $5 Myki (tháng $150), ăn uống tầm tuần $100~200, còn lại dư tháng $100~200. Các bạn cứ nghĩ đi 17t thì đi học tuần 5 ngày rồi. Lúc đó mình tính chắc 3-4 năm không gom đủ đóng tiền học nói gì tới về VN chơi. May mắn tiền học năm đầu trả rồi, với không tốn rent vẫn survive được.

- Cuối 12/2012, mình xin được công việc Cook ở KFC. Đây là điểm đổi đời của mình. Vì lúc đó mới vào làm, KFC trả 17 tuổi $15. Quá ngon, mình lao vào làm như thiêu thân. Được cái ở Úc vào mùa holiday được làm không giới hạn. Mà lúc đó Graveyards (overnight shifts) ai cũng chê, mình nhận hết. Mình làm quần quật 3 4 tháng hè, tối nào cũng 11pm làm tới 7-8am. Cuối tuần làm ở shop cá shop thịt. Mỗi tuần mình cũng được $1k sau thuế. MÌnh góp được tầm 3k tháng trừ chi tiêu. Thế mà vẫn không đủ, tiền học 1 học kì tới 6k. Mình phải mượn người thân 3k để đóng tiền học. Năm đó mình học lớp 12. Vẫn cày quần quật, sáng đi học tới 4pm, về làm từ 5pm~11pm rồi cuối tuần làm. Cứ như thế tích góp mình đủ trả tiền cho năm 12.

- 9/12: Mình không làm nữa dồn sức học vì tháng 11 thi. Mình kết thúc year 12 với điểm tốt nghiệp 96.45/99 (Đỗ 10 nguyện vọng) luôn. Mình rất vui mừng! Không tin rằng mình may mắn thế. Ngày được điểm các trường University ồ ập gọi điện offer Scholarships. Năm đó mình rất mê ngành Kĩ Sư. Mình may mắn được Thầy Quý (là người phụ trách xây cầu Cần Thơ) điện thoại, bảo mình có Scholarship $10,000/năm, học double Degree Law-Civil Engineering. Nhưng học phí sau Scholarship vẫn còn $25~28k/năm. Quá cao so với sức mình. Mình từ bỏ ước mơ làm Kĩ Sư Hàng Không, đi học tiếp một cái bằng Business Accounting với học phí $16k/năm.

Đấy, các bạn thấy không? Cuộc đời vốn dĩ không như màu hồng. Ở Úc này học bổng 100% là chuyện hiếm có, mình đã cố hết sức vẫn phải từ bỏ ước mơ. Lao đầu vào cái vòng Accounting luẩn quẩn. Nhiều người hỏi mình “Tiếc không?” , mình chỉ biết nói “Tiếc chứ! But..what else can we do?” .

132 3 Su That Ve Du Hoc Tu Tuc Tu Tuc La Tra Gia Bang Mo Hoi Va Nuoc Mat Gap Muoi Nguoi Binh Thuong

Ảnh minh họa: A crazy mind

---------------------

- Từ 2013-2017: Mình Move out. mình cày bán mặt cho đất bán lưng cho trời luôn. Trường dễ, đi học mình chẳng màn, đi cày KFC (May mắn lên được Manager nên lương cao hơn Team Member tầm $2/hr). Tại mỗi tuần được làm có 20hr nên mình cày thêm các jobs khác như làm trong xưởng, nhà máy, … Đủ mọi thể loại! Chỉ vừa đủ chi trả sinh hoạt phí, rent và tiền học. Mỗi tháng mình kiếm tầm $3k~4k thì trả tiền nhà $600, tiền ăn tầm $600/tháng, tiền xăng xe cộ, các thứ phí tá lả thì tháng dư tầm $1~2k là cùng. Chỉ vừa đủ cho mấy trường nhỏ thôi. Khổ cái có 1 năm mình lo làm, không đi học nổi, rớt hết nguyên sem. Phải đâm đầu chạy đủ nơi vay tiền đóng tiền học lại. Chưa hết, 3 năm tam tai mình còn bị người ta đập xe, đập đồ cướp mất 3k xương máu đóng tiền học, mình đã vã tới mức bán hết sạch đồ trong nhà.

- 2017: Năm đầu tiên mình thoát kiếp làm chân tay, mình xin vào làm Office cho một công ty Australian. Trong less than 1 year, mình leo lên vị trí Office Manager. Những năm này mình cày thoải mái do không còn đi học nữa, nhưng hậu quả ập tới. Cày Overnight nhiều quá nên mình xuống sức, lưng đau nhiều khi dậy không nổi do cuối mình chà sàn nhà nhiều quá. Do đó muốn cày thêm cũng không nổi. Nhưng dư thời gian vẫn tìm cách làm giáo viên gõ đầu trẻ cho mấy em học cấp 3. Những tưởng cuộc đời ngưng cày từ đây thì mới chợt nhận ra mình bị cuốn vào vòng xoáy kiếm tiền mà không lo tới Định Cư. - 2018: Vc mình định hướng lại cuộc đời, tạm biệt Melbourne, xuống Tas kiếm đường định cư, lại vừa cày vừa đi học. May mắn trong ít hơn hai năm cũng kiếm được 1 tấm vé ở lại. Tập trung vào công việc giảng dạy Tiếng Anh, hỗ trợ thế hệ sau mình!

---------------- Fast Forward bây giờ mình đã khá ổn định ùi. Trời thương nên công việc cũng ổn định. Giờ mình dành thời gian làm những điều mình đam mê, chia sẻ những kinh nghiệm đã đi qua cho các bạn sau này. Dẫu cho mình chưa từng một ngày được học, hay làm Kĩ Sư, nhưng công việc hiện tại mình làm, mình rất thích!

Lời nhắn nhủ với các bạn đang “mộng tưởng” về du học tự túc! Du học tự túc là không dễ. Vì tiền học không phải là cái lo duy nhất, mà còn là tiền rent, tiền sinh hoạt phí, tiền abc xyz đủ thứ trên đời. Quan trọng nhất, là cắm mặt đi làm vẫn phải lo việc học. Chứ đừng như bao bạn chỉ biết đi làm, overstay visa, bỏ học bỏ hết chỉ vì chuyện tiền nong thì mất cả tương lai. Và có khi bạn phải đánh đổi cả ước mơ, cả tương lai chỉ để lo cơm áo gạo tiền, và việc duy trì visa để ở lại.

Lời nhắn nhủ với các bậc phụ huynh muốn con vừa đi du học vừa đổi đời. Đã du học thì không đổi đời được, vì đã lo bản thân rồi, còn lo tiền học, nên đừng áp lực vấn đề tiền bạc với con cái. Hãy để con cái tự lo cho bản thân, nếu được hãy giúp đỡ con cái khi cần. Các bậc phụ huynh hãy vui mừng vì mình tin chắc rằng bất kì người nào khi đã du học tự túc, đều đã trưởng thành và trách nhiệm hơn rất nhiều trong tư tưởng và tính cách. Và đó là điều cơ bản để xây dựng tương lai sau này.

Chúc các bạn có một cái nhìn rõ hơn và thực tế hơn qua câu chuyện của mình để đừng “mộng tưởng” về Du Học Tự Túc nữa nhé!

“Muốn tự đứng bằng đôi chân này, đừng bao giờ bỏ cuộc!”

P/s: Cho những bạn nào muốn ném đá phụ huynh hay câu chuyện của minh vì sao không có sự giúp đỡ từ gia đình. Thứ 1, mình tự muốn đi và mình là người chỉ mở miệng cần giúp đỡ, chứ không phải ba mẹ không giúp nhé. Thậm chí có thời gian ba mình còn qua đây phụ giúp mình mà!

Peter Phạm

 

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày