Các món súp kèm sushi làm từ tương miso và đậu hũ thường tốt cho sức khỏe – Ảnh minh họa
Trong tiếng Nhật, sushi có nghĩa là “cơm được kết hợp với các nguyên liệu khác”, chứ không có nghĩa là cá – theo Malina Malkani, người phát ngôn của Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ.
Về cơ bản, món ăn được nhiều người yêu thích này là những cuộn cơm nhỏ trong đó có rau cải, trứng, cá sống.
Hiện nay, có nhiều cách để làm món sushi với các thành phần là cá hồi và cá ngừ, có chứa protein và axit béo omega-3.
Nhiều cuộn sushi còn chứa thêm dưa leo (có hàm lượng cao vitamin C, K và chất xơ), bơ (chứa các chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe) và rong biển bọc bên ngoài (giàu iodine, chất xơ) cùng với gừng (chứa chất chống oxy hóa gingerol).
Món sushi chứa 3 nhóm dinh dưỡng là carbohydrate, chất béo và protein nên cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Sushi thường được dùng kèm với các thực phẩm có nguồn gốc thực vật tốt cho sức khỏe như đậu nành luộc, rau trộn, rong biển, tempeh, đậu hủ, miso và rau cải hấp.
Nguy cơ sức khỏe khi ăn sushi
Ngoài một số thành phần tốt cho sức khỏe như trên, ăn cá sống có thể dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe như ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn Salmonella và Vibrio vulnificus cũng như nhiễm ký sinh, các loạn sán có trong cá.
Thêm lý do khác khiến nhiều người quan ngại về sự an toàn của món sushi là nguy cơ ngộ độc thủy ngân. Nguy cơ nhiễm thủy ngân càng cao khi càng ăn nhiều sushi có cá sống, tôm và mực sống hoặc tái.
Đặc biệt, nguy cơ ngộ độc thủy ngân còn rất nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai; bác sĩ khuyên thai phụ nên tránh ăn cá sống và các loại cá có nguy cơ nhiễm thủy ngân cao
Theo Reader’s Digest
© 2024 | Thời báo ĐỨC