Tranh cãi về thuật ngữ bệnh nhân ‘siêu lây nhiễm’

Ngày 20/2/2020, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc đã mô tả đợt dịch bùng phát nhiễm virus corona của nước này liên quan đến một nhà thờ ở thành phố Daegu và cho rằng đây là một sự kiện siêu lây lan, bệnh nhân 61 tuổi lây ít nhất 38 người. Các chuyên gia, bao gồm WHO, đều cho biết thuật ngữ “siêu lây nhiễm” chưa được xác định đầy đủ.

132 1 Tranh Cai Ve Thuat Ngu Benh Nhan Sieu Lay Nhiem

Tàu Diamond Princess bị nhiều nước từ chối cập cảng vì có bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ảnh: RT.

Những bệnh nhân bị gán mác “siêu lây nhiễm”

Một doanh nhân tại Anh bị coi là bệnh nhân “siêu lây nhiễm” vì ít nhất 11 người lây bệnh Covid-19 sau khi dự hội nghị chung ở Singapore với ông. Chia sẻ với New York Times, người đàn ông này tâm sự bản thân bỗng chốc trở thành kẻ “gieo rắc mầm bệnh” trong mắt nhiều người.

Cuộc sống của một bệnh nhân bình thường như nhiều bệnh nhân khác trở nên rắc rối hơn bởi nhiều lời quấy rối.

Hàn Quốc phát hiện một ca bệnh “siêu lây nhiễm” khác là cụ bà 61 tuổi, lây ít nhất 38 người sau khi đi nhà thờ Deagu.

Những trường hợp kể trên đều bị gọi là bệnh nhân “siêu lây nhiễm” hay “ổ dịch di động”… với hàm ý mức độ lây lan và nguy hiểm của các cá nhân này. Nhiều người lo sợ, kỳ thị và chỉ trích những ca bệnh trên.

Vì sao có “siêu lây nhiễm”?

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ không sử dụng cụm từ “siêu lây nhiễm” như một thuật ngữ kỹ thuật. Và đến nay, nó vẫn chưa được xác định một cách đầy đủ hay chính thức. Có thể hiểu “siêu lây nhiễm” là một sự cố lây truyền trong đó có nhiều người nhiễm bệnh từ một nguồn/người cụ thể, Reuters dẫn lời.

132 2 Tranh Cai Ve Thuat Ngu Benh Nhan Sieu Lay Nhiem

Những người bị gán “bệnh nhân siêu lây nhiễm” Covid-19 chưa có triệu chứng vô tình lây nhiễm cho nhiều người khác. Ảnh: Communal News.

Thay vào đó, chúng ta nên nhìn nhận nguyên nhân virus lây nhiễm nhanh cho nhiều người từ một bệnh nhân nào đó. Những bệnh nhân bị coi là “siêu lây nhiễm” hoàn toàn vô thức trong việc tiếp xúc với người xung quanh bởi họ không biết mình đã dương tính với virus corona. Chẳng hạn, nếu họ vô tình bắt tay người khác hoặc dùng chung thức ăn, việc lây nhiễm là rất dễ xảy ra.

Một khả năng khác, siêu lây nhiễm xảy ra khi người bệnh có tải lượng virus cao vì họ có hệ thống miễn dịch kém. Sau đó, virus giải phóng từ cơ thể của những người này.

Chỉ trích người “siêu lây nhiễm” không giúp chống lại Covid-19

PGS Hsu Li Yang, người đứng đầu chương trình bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hoc, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết, sự hiện diện của hiện tượng “siêu lây nhiễm” là đáng lo ngại, nhưng điều đáng lo hơn đó chính là đánh giá hiện tượng này tiêu cực.

Những bệnh nhân bị cho là “siêu lây nhiễm” cũng giống như bất kỳ bệnh nhân nào trong dịch bệnh. Đây không phải lỗi của cá nhân đó. Và không có lý do gì khiến họ bị phỉ báng hay nhận chỉ trích từ cộng đồng.

132 3 Tranh Cai Ve Thuat Ngu Benh Nhan Sieu Lay Nhiem

Chỉ trích người “siêu lây nhiễm” không giúp chống lại Covid-19. Ảnh: SCMP.

“Typhoid Mary” là bệnh nhân khét tiếng trong lịch sử bởi cô là người đầu tiên nhiễm thương hàn tại Mỹ và lây cho các gia đình tại New York. Tuy nhiên, bản thân Mary Mallon không biết mình bị bệnh và không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Mary đã phải chịu 26 năm cách ly với cộng đồng, cho đến khi bà qua đời.

Sự kỳ thị với bệnh nhân được cho là “siêu lây nhiễm” không giúp tình hình chống lại dịch Covid-19 hiệu quả hơn. Nó chỉ gieo thêm những khó khăn và mệt mỏi cho những người nhiễm bệnh. Điều duy nhất chúng ta có thể làm và cần làm đó là tự bảo vệ bản thân bằng những khuyến cáo từ WHO, Bộ Y tế.

Theo: zing.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày