Cuối cùng khoa học cũng đã thừa nhận ‘Thiện ác hữu báo’ là có thật

Nhiều người chú trọng thức ăn dinh dưỡng, rèn luyện dưỡng sinh… nhưng có một điều họ luôn quên mất là “tu dưỡng đức hạnh“. Đây mới chính là phương pháp bảo đảm sức khoẻ tốt nhất. 

Trong kiếp nhân sinh nhỏ nhoi, ai cũng muốn có được một cuộc sống phong phú, đa dạng sắc màu, khỏe mạnh, thọ lâu.

Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Thiện ác hữu báo, người làm việc thiện sẽ được sống lâu trường thọ.

Tôn Tư Mạc, một vị danh y trường thọ nổi tiếng đời nhà Đường từng nói: “Bách hành chu bị, tuy tuyệt dược nhị, túc dĩ diên niên. Đức hành bất khắc, túng phục ngọc dịch kim đan, vị năng diên thọ” (Người có đầy đủ đức hạnh thì không cần thuốc cũng có thể kéo dài thọ mệnh. Người đức hạnh không có thì dù có kim đan tiên dược cũng chẳng thể kéo dài được thọ mệnh). Đạo làm người, quan trọng nhất chính là chú trọng đức hạnh.

Khổng Tử trong Luận ngữ quý thị có ghi: “Quân tử hữu tam giới: thiểu chi thời, huyết khí vi định, giới chi tại sắc, cập kì tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu, cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc”. (Người quân tử có 3 giới, khi còn trẻ huyết khí chưa định, cần phải giới sắc dục, khi trưởng thành huyết khí cương mạnh thì cần phải tránh tranh đấu, khi già huyết khi suy nhược cần giới đắc), ở đây nhấn mạnh rằng “Người có đại đức tất trường thọ”.

Cuối cùng khoa học cũng đã thừa nhận ‘Thiện ác hữu báo’ là có thật - 0Người chú trọng đức hạnh, làm việc thiện thọ mệnh sẽ sống lâu. (Ảnh theo tinhhoa.net)

Tại Mỹ người ta đã tiến hành một nghiên cứu mang tên: “Quan hệ xã hội ảnh hưởng tới tỷ lệ người chết như thế nào?”. Họ phát hiện rằng một người vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ người khác, luôn sống hoà ái sẽ có cuộc sống trường thọ, hạnh phúc hơn, đặc biệt đối với nam giới điều này càng thể hiện rõ rệt.

Ngược lại, một người tâm luôn chứa những điều xấu, gây tổn hại người khác để chiếm lợi ích về mình, sống không thể dung hoà với mọi người thì tỉ lệ tử vong sẽ cao hơn từ 1,5 – 2 lần. Các dân tộc khác nhau, điều kiện sống thói quen sinh hoạt khác nhau cũng cho cùng một kết quả như vậy.

Quan niệm về thiện ác khác nhau sẽ ảnh hưởng tới thọ mệnh khác nhau

Nghiên cứu của Đại Học Yale và Đại Học California liên tục trong 9 năm cũng như kết quả điều tra 2700 người của  Đại học Michigan trong vòng 14 năm, đều cho thấy quan niệm của con người đối với thiện – ác khác nhau sẽ cho kết quả sức khỏe khác nhau.

Nhân viên nghiên cứu phát hiện rằng một người thiện lương sống thọ hơn. Bởi từ góc độ tâm lý mà nhìn, khi một người ôm giữ vui vẻ, hay giúp đỡ người khác sẽ nhận được nhiều cảm tình, có được sự ôn hoà trong tâm, giải hoá được những áp lực thường ngày.

Hơn nữa khi thường xuyên làm việc thiện, cơ thể sẽ sản sinh ra hệ thống miễn dịch tốt.

Cuối cùng khoa học cũng đã thừa nhận ‘Thiện ác hữu báo’ là có thật - 1

Ngược lại một người có tâm tật đố, hay làm điều xấu, chiếm lợi ích của người khác thì thọ mệnh sẽ ngắn. Ví như một người mắc bệnh tim thường hay có ý nghĩ xấu cho người khác thì động mạch tim càng có nguy cơ tắc nghẽn lớn hơn.

Một người luôn có quan niệm công kích người khác, hễ gặp vấn đề là xảy ra tranh đấu cũng dễ bị huyết áp cao, thậm chí sau này còn dẫn tới tình trạng miễn dịch với tất cả các loại thuốc điều trị huyết áp.

Đối với những người tham lam, trộm cắp, có nhiều tội lỗi lương tâm thì thường hay mất ngủ, khó chịu, tinh thần căng thẳng. Tất cả họ đều có cuộc sống thọ mệnh ngắn ngủi.

Khi con người có ác niệm sẽ sản sinh độc tố trong máu

Một tạp chí của Mỹ từng đăng một báo cáo nghiên cứu trong đó viết: “Ác niệm của con người có thể sản sinh ra loại độc tố trong máu. Khi con người đang trong tâm thái bình thường nó giống như những bọt khí trong ly nước lạnh, nó là một loại vật chất trong suốt không màu.

Nhưng khi con người có tâm lý oán hận, tức tối, khủng hoảng, đố kỵ, vật chất này sẽ biến đổi màu sắc. Thông qua phân tích hoá nghiệm người ta có được kết quả rằng khi con người bộc lộ tư tưởng phản diện sẽ làm sản sinh độc tố trong máu”.

Trong một nghiên cứu chung giữa trường Đại Học Cardiff Anh và trường Đại Học Texas Mỹ các nhà khoa học chỉ ra rằng: “Ác có ác báo”. Sau khi thống kê, họ phát hiện những người hay phạm tội khi còn trẻ tuy có sức khoẻ cường tráng hơn những người khác nhưng khi bước vào tuổi trung niên thì cơ thể họ suy yếu một cách nhanh chóng. Tỷ lệ nhập viện và tàn tật cao hơn so với những người khác rất nhiều lần. Ở đây rất có khả năng liên quan đến đến thói quen sinh hoạt của những người phạm tội đó.

Giữa sự phó xuất và hồi báo có năng lượng chuyển hoá thần kỳ

Cựu giáo sư đạo đức sinh học Đại HọcCase Western Reserve ôngStephen Post cùng tiểu thuyết giaJill Neimark đã tiến hành cuộc nghiên cứu: “Từ cơ sở khoa học và y học, việc con người làm việc tốt, giúp đỡ người khác và nhận được thiện báo có quan hệ như thế nào?”.

Nhân viên nghiên cứu đã lập một bảng trắc nghiệm chi tiết đồng thời tiến hành theo sát những người hay nhiệt tình giúp đỡ người khác trong một thời gian dài.

Họ đem phân loại các loại báo đáp của mỗi một loại việc làm tốt khác nhau rồi tiến hành thống kê phân tích vật lý, từ đó tìm ra “Tác dụng y học trị liệu và chỉ số vui vẻ”.

Người sống vui vẻ nhân hậu, luôn nghĩ cho người khác, những việc làm và thiện niệm của họ đối với tâm lý và sức khoẻ thân thể có một sự ảnh hưởng vô cùng to lớn.

Họ thích nghi với xã hội, khả năng phán đoán, tâm thái đều có sự nâng cao toàn diện. Trao cho người khác một nụ cười, biểu đạt một tình cảm hoà hảo với bạn bè còn giúp tăng nồng độ Globulin trong nước bọt khi ngủ.

Cuối cùng khoa học cũng đã thừa nhận ‘Thiện ác hữu báo’ là có thật - 2

Sau khi tổng hợp hơn 100 hạng mục tại hơn 40 trường đại học lớn tại Mỹ, đồng thời theo dõi, kết hợp báo cáo số liệu thực tế trong một khoảng thời gian dài, họ nhận được một kết luận hết sức kinh ngạc: Giữa một người phó xuất làm việc tốt và sự báo đáp có một sự chuyển đổi năng lượng thần kỳ bí mật. Khi một người làm việc tốt thì đồng thời năng lượng báo đáp cũng sẽ thông qua các hình thức khác nhau mà báo đáp lại cho người đó, chỉ có điều đại đa số chúng ta không thể tự nhận biết ra được.

Ngoài ra các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực thần kinh học cũng phát hiện một hiện tượng:

Khi con người có tâm thiện niệm và suy nghĩ tích cực thì cơ thể sẽ tiết ra một chất kích thích hệ thần kinh làm cho tế bào khỏe mạnh, các tế bào miễn dịch cũng sẽ hoạt động tốt hơn, kết quả làm người khó mắc bệnh. Khi một người luôn có đầy đủ thiện niệm, luôn biết nghĩ cho người khác trong tất cả các hoàn cảnh khác nhau thì hệ thống miễn dịch của người đó sẽ trở nên mạnh mẽ.

Một người luôn có điều xấu trong tâm, luôn nghĩ về mặt phản diện sẽ gây hại trực tiếp tới hệ thống thần kinh của con người. Cơ thể lúc này sẽ tiết ra một chất khống chế hệ thống thần kinh và phá huỷ hệ thống tuần hoàn miễn dịch. Sau cùng làm tăng nhanh quá trình suy yếu của tế bào khiến con người dễ mắc bệnh.

Nguyên tắc dưỡng sinh của người xưa

Trong sách “Hoàng Đế Nội Kinh” có nói: “Tĩnh tắc thần tàng, táo tác tiêu vong”, tĩnh ở đây là nói đến tinh thần của con người cần phải bảo trì trạng thái tĩnh lặng, thanh thản, không có tạp niệm để đạt tới mục đích chân khi bảo tồn, tâm hồn bình an. Trong “Hoàng Đế Nội Kinh” còn nhắc tới một điều đó là: “Dưỡng sinh cần trọng đức”.

Coi trọng đạo đức bao gồm: Làm việc cần chăm chỉ, thận trọng, có trách nhiệm, làm người cần phải thật tâm, chân thành, tâm thái phải bảo trì hoà ái, hướng thiện, phải có tâm đại nhẫn, khi chịu tác động của hoàn cảnh bên ngoài, khi gặp xung đột cần có sự bao dung độ lượng, trong bất kể hoàn cảnh nào cũng không nên xảy ra xung đột, nóng tính.

Tương truyền rằng Tôn Tư Mạc sống đến 114 tuổi là một danh y vô cùng coi trọng tác dụng và giá trị của đạo đức trong dưỡng sinh trường thọ. Ông từng viết trong cuốn “Thiên Kim Yếu Phương“:

“Dưỡng sinh chú trọng ở đức hạnh, đức hạnh đầy đủ thì không cần thuốc thang cũng có thể an khang trường thọ, đức hạnh không đủ thì có tiên đơn đan dược cũng chẳng thể sống lâu”. 

Trong quy tắc chữa bệnh của mình, ông chú trọng chữa “tâm bệnh”, không cần dùng thuốc mà cần chú trọng đến “bách hạnh”. Bách hạnh chính là nói đến các hành vi của con người cần đoan chính, làm được điều đó thì không cần bất cứ thuốc thang gì cũng có thể khỏe mạnh và trường thọ. Đây cũng chính là cách người xưa nói:“Chính khí bảo toàn tà ác bất xâm”. 

Từ những nghiên cứu khoa học cũng như những kinh nghiệm sử sách đã ghi, chúng ta có thể nhận thấy thiện ác hữu báo đã không còn chỉ là giới hạn trong phạm vi lý luận tôn giáo nữa. Nó đã trở thành quy luật thực tiễn phát triển và sinh tồn căn bản của toàn nhân loại. Con người muốn hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn trong tương lai, trong thế kỷ mới, thay vì tập trung toàn bộ chất xám vào khoa học kỹ thuật hãy luôn bảo trì một nền tảng đạo đức đủ vững chãi và một trái tim từ bi, trong sáng, vị tha. Đó cũng chính là mục đích làm người sau cùng vậy!

 

Minh Vũ biên dịch


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày