7 thực phẩm ăn sống cho lợi ích sức khỏe tốt hơn nấu chín

Ăn chín uống sôi là cách để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa nhưng không áp dụng tuyệt đối vì có những thực phẩm sẽ bổ dưỡng hơn khi chúng được ăn sống.

1. Bông cải xanh

132 1 7 Thuc Pham An Song Cho Loi Ich Suc Khoe Tot Hon Nau Chin

Bông cải xanh chứa sulforaphane được cơ thể hấp thu nhanh hơn khi ăn sống (ảnh: Shutterstock).

Bông cải xanh chứa một lượng lớn chất phytochemical sulforaphane, giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tim, viêm, trầm cảm. Theo các nhà khoa học, cơ thể hấp thụ sulforaphane nhanh hơn khi ăn bông cải xanh sống thay vì nấu chín.

Chế biến bông cải xanh bằng lò vi sóng, đun sôi và xào cũng làm giảm lượng vitamin C.

Nếu vẫn muốn ăn chín, bạn có thể hấp. Phương pháp này ít ảnh hưởng nhất đến chất dinh dưỡng của bông cải xanh.

2. Cà chua

132 2 7 Thuc Pham An Song Cho Loi Ich Suc Khoe Tot Hon Nau Chin

Một số thực phẩm sẽ tốt hơn khi ăn sống (ảnh: Bách Hóa Xanh).

Các nhà dinh dưỡng cho rằng, mỗi ngày chỉ cần ăn 100-200 gram cà chua tươi sống thì có thể cung cấp đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nhưng khi ăn, phải chú ý các điểm sau đây:

– Không nên dùng cà chua chưa chín cây vì trong quả cà chua chưa chín có chứa chất kiềm, ăn xong thấy vị chát ở miệng, người không hợp nếu ăn nhiều dễ bị trúng độc.

– Bụng đang đói không nên ăn nhiều cà chua vì trong cà chua chứa tương đối nhiều chất keo và phê-nôn, là những chất dễ kết hợp với vị toan ở dạ dày sinh ra kết cứng làm trướng và đau dạ dày.

– Người bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính không nên ăn cà chua để tránh làm bệnh tăng thêm.

– Không được ăn cà chua bị ủng, nát để phòng chống bị ngộ độc.

3. Hành tây

132 3 7 Thuc Pham An Song Cho Loi Ich Suc Khoe Tot Hon Nau Chin

Hành tây tốt hơn khi ăn sống (ảnh: foodandwine.com).

Hành tây có thể phòng ngừa ung thư nhờ thành phần flavonoid quercetin. Khi ăn sống, bạn sẽ hấp thu tối đa flavonoid quercetin. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy khi hành tây được làm nóng trong lò nướng, những dưỡng chất tốt cho tim mạch của hành hoàn toàn biến mất sau 30 phút.

4. Ớt chuông

Ớt chuông đỏ là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần ăn 100g ớt chuông đỏ đã có thể đảm bảo lượng vitamin C khuyến nghị. Tuy nhiên nhiệt sẽ phá hỏng vitamin C.

5. Tỏi

132 4 7 Thuc Pham An Song Cho Loi Ich Suc Khoe Tot Hon Nau Chin

Tỏi được ví như kháng sinh thực vật (ảnh: Vimec).

Tỏi chứa allicin giúp tăng đề kháng cho cơ thể, phòng chống cảm cúm, ung thư. Tuy nhiên dưới tác dụng của nhiệt, allicin rất dễ bị bay hơi.

Làm nóng tỏi ở 200 độ C trong 6 phút đã ức chế hoàn toàn hoạt động kháng tiểu cầu của tỏi. Tỏi luộc trong 20 phút sẽ bị ức chế hoàn toàn hoạt động kháng khuẩn và chỉ một phút ở trong lò vi sóng đã phá hủy 100% khả năng chống ung thư của nó.

Do đó ăn sống tỏi là cách cung cấp tinh dầu tỏi nguyên chất cho cơ thể nhưng lưu ý khử mùi tỏi trong miệng sau ăn vì sẽ gây khó chịu cho người xung quanh.

6. Rau cải xoăn

132 5 7 Thuc Pham An Song Cho Loi Ich Suc Khoe Tot Hon Nau Chin

Cải xoăn (ảnh: gesundheitswissen.de)

Cải xoăn chứa các hợp chất glucosinolates. Khi glucosinolates tiếp xúc với enzyme myrosinase sẽ tạo thành chất isothiocyanates có khả năng chống viêm và chống tế bào ung thư.

Khi nấu chín, nhiệt sẽ vô hiệu hóa myrosinase, vì vậy cải xoăn nấu chín không có đặc tính phòng chống bệnh giống như món salad cải xoăn thô.

7. Củ cải đường

Củ cải đường chứa hàm lượng chất xơ, folate cao, vitamin C và mangan. Nấu chín sẽ làm mất 25% folate và các vitamin và khoáng chất khác.

 Nguồn: Sức khỏe & Đời sống


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày