1.600 tấn vàng dưới hồ ở Nga nhưng không ai lấy lên

Nhiều truyền thuyết kể về kho báu khổng lồ được chôn dưới hồ Baikal (Nga). Tuy nhiên, sau nhiều năm, vẫn chưa có ai xác thực điều đó.

1 1600 Tan Vang Duoi Ho O Nga Nhung Khong Ai Lay Len

Tháng 10/1917, Cách mạng tháng 10 Nga nổ ra. Cuộc cách mạng khiến chính quyền Nga hoàng tan rã, chấm dứt chế độ phong kiến. Vào thời điểm đó, Nicholas II đang tại vị. Ông không muốn triều đại của mình sụp đổ như thế. Ảnh: How Stuff Works.

2 1600 Tan Vang Duoi Ho O Nga Nhung Khong Ai Lay Len

Nicholas II ra lệnh chuyển 1.600 tấn vàng trong kho đi cất giấu. Với tiền bạc, quân đội và vũ khí, ông mong có thể giành lại những thứ từng thuộc về mình trong tương lai. Ảnh: Trip.

3 1600 Tan Vang Duoi Ho O Nga Nhung Khong Ai Lay Len

Nicholas II và những người ủng hộ ông bỏ chạy cùng số vàng khổng lồ. Do sự truy đuổi của Hồng quân, nhóm của Nicholas II không còn cách nào và phải bỏ chạy về phía Tây. Lúc này, thời tiết đã vào đông. Nhiệt độ xuống thấp khiến tiết trời lạnh giá. Nicholas II và người của ông cũng đã kiệt sức. Ảnh: Remote Island.

4 1600 Tan Vang Duoi Ho O Nga Nhung Khong Ai Lay Len

Họ chọn cách ném 1.600 tấn vàng xuống hồ để số vàng khổng lồ này không rơi vào tay quân cách mạng. Có một số phiên bản khác về câu chuyện này nhưng điểm chung là 1.600 tấn vàng thực sự thuộc về Nicholas II. Theo một cách nào đó, chúng đã rơi xuống hồ và nằm im từ đó đến nay. Nhiều ghi chép cho thấy vào thế kỷ 18 hoặc thế kỷ 17, các tàu buôn bắt đầu xuất bến trên hồ Baikal. Nhiều chiếc trong số đó đã bị chìm. Không ai biết trong số thuyền chìm có chứa bao nhiêu kho báu. Ảnh: The Atlantic.

5 1600 Tan Vang Duoi Ho O Nga Nhung Khong Ai Lay Len

Câu hỏi là tại sao không có người lấy số vàng này lên sau từng ấy năm? Thứ nhất, không ai biết chính xác vị trí số vàng này. Do đó, việc tìm kiếm trong vô định chẳng khác mò kim đáy bể. Kể cả có vị trí chính xác, không ai đảm bảo số vàng này còn tồn tại. Ảnh: Siberian Times.

6 1600 Tan Vang Duoi Ho O Nga Nhung Khong Ai Lay Len

Vấn đề thứ hai là vị trí của hồ Baikal khá phức tạp. Nó nằm ở điểm giao của các vành đai địa chấn. Do đó, các trận động đất lớn tới 9,5 độ richter vẫn xảy ra ở đây dù không thường xuyên. Tuy nhiên, đây vẫn là rủi ro lớn với các thợ lặn. Trong khi đó, họ còn chẳng biết kho báu có thực sự tồn tại không? Ảnh: Hydrotech.

7 1600 Tan Vang Duoi Ho O Nga Nhung Khong Ai Lay Len

Mặt khác, với độ sâu tối đa lên tới hơn 1.600 m, việc trục vớt số vàng cũng cần huy động lực lượng lớn. Một câu hỏi khác đặt ra là nếu số vàng có thật và được trục vớt thành công, chúng sẽ thuộc về ai? Về vị trí địa lý, hồ Baikal còn nằm trên lãnh thổ của CH Buryatia và vùng Irkutsk Oblast. Do đó, sẽ khá khó để xác định ai sẽ sở hữu kho báu này. Ảnh: Flare.

Theo: ZING.VN


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày