Vào ngày 12/8 hằng năm, NS Hoài Linh mặc áo dài, quần the, khăn xếp thực hiện nghi lễ bái tổ, hầu đồng,...
Căn nhà thờ Tổ của NS Hoài Linh được biết đến như một công trình kiến trúc vô cùng ấn tượng, được xây dựng trên khuôn viên rộng lớn lên tới 7000m2, có giá trị hơn 100 tỷ tại địa bàn phường Long Phước, quận 9, TP.HCM.
Công trình khánh thành từ ngày 11/9/2016 nhưng đến ngày 19/9 mới chính thức mở cửa để đồng nghiệp và người dân đến tham quan nhân dịp giỗ Tổ Sân khấu.
Theo NS Hoài Linh, nhà thờ Tổ là nơi lui tới thờ cúng tổ nghề của các nghệ sĩ, cũng là không gian giao lưu, sinh hoạt cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế, du lịch của quận 9. Trong mùa dịch covid-19, khi các hoạt động tâm linh tại nhà thờ tạm ngưng, đây là nơi sinh sống chủ yếu của nam nghệ sĩ.
Toàn bộ khuôn viên rộng hơn 7000m2 đều được bao phủ bởi màu xanh tươi mát, yên bình
Cổng chính điện được thiết kế và điêu khắc nhiều chi tiết, sơn son thiếp vàng
Chi tiết tráng lệ bên trong đền thờ Tổ nghiệp
Đây là nơi tổ chức Lễ giỗ Tổ Sân Khấu hoành tránh, quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh
Vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm, đền thờ Hoài Linh sẽ là nơi tổ chức Lễ giỗ Tổ nghiệp Sân khấu với nhiều nghi thức có quy mô hoành tráng.
Sự kiện quy tụ sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng và những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu. Trong không khí rộn ràng của ngày giỗ Tổ nghiệp, mọi người cùng nhau ăn mặc nghiêm trang đến đền thờ để dâng hương, dâng hoa cũng như góp vui bằng những tiết mục văn nghệ sôi động.
Lễ cúng tổ do NS Hoài Linh phụ trách được tổ chức nghiêm trang
Ngoài phần lễ cúng tổ, nhà thờ còn là nơi diễn ra các tiết mục nghệ thuật đặc sắc
Tổ chức Lễ giỗ Tổ Sân khấu là mục tiêu lớn nhất khiến NS Hoài Linh dốc tiền, dốc sức xây dựng nhà thờ Tổ. Nam danh hài từng tâm sự: “Làm trong nghề nhưng thực sự anh em chúng tôi ít có cơ hội gặp nhau vì người đi đóng phim, người đi hát, đi diễn nên ngày giỗ Tổ cũng xem như là ngày Tết của nghệ sĩ vậy. Tôi vui vì mỗi năm, anh em nghệ sĩ tề tựu về để tri ân Tổ nghề và tri ân khán giả”.
NS Hoài Linh tri ân NS Thoại Mỹ tại nhà thờ Tổ
Hứa Minh Đạt, Lâm Vỹ Dạ đến dâng hương tại nhà thờ Tổ
Nhà thờ Tổ mở cửa đón người dân dự Lễ giỗ Tổ
Ngày thường là nơi NS Hoài Linh sinh sống, nuôi thú chăm cây, đón tiếp bạn bè
Đằng sau ánh hào quang, NS Hoài Linh có cách sống rất giản dị, nam nghệ sĩ biến thành "lão nông dân" chính hiệu khi về với nhà thờ Tổ. Ngoài các khu chính điện, phần lớn khoảng đất tại nhà thờ Tổ được dùng để nuôi trồng. Tại đây, danh hài nuôi khá nhiều động thực vật quý như: Cá koi, nai, chim trích cồ, sưu tầm trầm hương...
Do tính chất công việc nên thời gian phần lớn phải di chuyển, Hoài Linh phải nhờ cậy chủ yếu việc chăm sóc cây cảnh vào người nhà. Tuy nhiên, cứ rảnh tay là nam nghệ sĩ lại bắt tay vào làm, chăm sóc những "đứa con tinh thần". NS Hoài Linh cũng trồng nhiều loại rau sạch, trong đó phải kể đến rau càng cua, rau cải...
Về đến nhà thờ Tổ, NS Hoài Linh bỗng chốc biến thành lão nông chăm cây, nuôi thú
NS Hoài Linh còn trưng bày rất nhiều cây cảnh, cây bonsai để lấy bóng mát tại đây
Danh hài chăm sóc động vật khi rảnh rỗi
Hoài Linh, Trường Giang chăm cá tại đền thờ Tổ
Dành cả tài sản để xây dựng công trình đồ sộ, Hoài Linh ưa sống cuộc sống đạm bạc với những bữa ăn chỉ là bát cơm rau với nước mắm, cá khô "cây nhà lá vườn". Nhà thờ Tổ là nơi nam nghệ sĩ đón tiếp bạn bè thân thích trong nghề như Đàm Vĩnh Hưng, Trường Giang, Trấn Thành, Dương Triệu Vũ, Lâm Vỹ Dạ,...
Bữa cơm đạm bạc của "Sáu Bảnh" tại nhà thờ Tổ
Đây cũng là nơi tới lui của các anh chị em nghệ sĩ
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
© 2024 | Thời báo ĐỨC