Biệt thự cổ của Nam Phương hoàng hậu tại Đà Lạt giờ ra sao?

Căn biệt thự cổ là của hồi môn của ông Nguyễn Hữu Hào cho con gái Nguyễn Hữu Thị Lan (sau lấy hiệu là Nam Phương hoàng hậu) đi lấy chồng. Trải qua gần 100 năm, căn biệt thự có lúc bị bỏ hoang nhưng giờ đây là điểm đến của rất nhiều du khách khi đến Đà Lạt.

1 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Công trình được khởi xây từ năm 1932

Căn biệt thự cổ được xây từ năm 1932, ban đầu có tên là Nguyễn Hữu Hào.

Ông Nguyễn Hữu Hào đã tặng cho con gái là bà Nguyễn Hữu Thị Lan (sau lấy hiệu là Nam Phương hoàng hậu) làm của hồi môn đi lấy chồng nên dinh thự được đổi tên thành cung Nam Phương hoàng hậu.

2 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Toàn cảnh phía trước cung Nam Phương hoàng hậu

Dinh thự gồm 3 tầng, có màu vàng chủ đạo được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp.

Tầng 1 gồm có phòng chờ, phòng tiếp khách, phòng mời cơm với các nhóm bạn bè ít người của Nam Phương hoàng hậu. Hiện nay, các phòng ở tầng 1 được Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng lưu giữ và trưng bày các hiện vật, đồ dùng hằng ngày được Nam Phương hoàng hậu cùng gia đình sử dụng khi có thời gian lưu trú vài tháng ngắn ngủi vào năm 1946 trước khi bà sang Pháp năm 1947.

3 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao4 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao5 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Phòng đón khách ở tầng 1

Tầng 2 là nơi ở chính của Nam Phương hoàng hậu và gia đình. Ngay phía bên tay trái khi bước lên tầng 2 là phòng ở cho khách của Nam Phương hoàng hậu.

Đây là căn phòng nhỏ nhất trong 4 căn phòng tại căn biệt thự cổ. Dù nhỏ và tối giản nhưng căn phòng này vẫn toát lên vẻ sang trọng, đậm chất quý tộc. Một số điểm nhấn như máy nghe nhạc, tranh, … vẫn được giữ nguyên.

6 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Lối đi lên tầng 2

7 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Phòng ngủ cho khách tại dinh thự

Đối diện phòng khách là phòng của Thái tử Bảo Long được bày trí với một vài bức tranh về vị thái tử này. Trong phòng có thêm 2 thanh bảo kiếm cùng chiếc bàn làm việc được sơn son thếp vàng đầy uy nghiêm. Từ ban công phòng của Thái tử Bảo Long có thể ngắm nhìn toàn cảnh TP Đà Lạt.

8 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Phòng ngủ của Thái tử Bảo Long

Phía cuối tầng 2 là căn phòng của Nam Phương hoàng hậu có diện tích khoảng 35 mét vuông, với thiết kế sang trọng và nhiều nội thất bên trong. Phòng của Nam Phương hoàng hậu hiện tại vẫn còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn các hiện vật như cây đàn piano, chiếc điện thoại bàn… Đặc biệt, phải kể đến Phượng bào của Nam Phương hoàng hậu được trưng bày trong tủ kính cùng nhiều ảnh chân dung của bà và gia đình.

9 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Phòng của Nam Phương hoàng hậu

10 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Một số bức thư của Nam Phương hoàng hậu cho vua Bảo Đại từ Pháp

Phòng còn lại ở tầng 2 là phòng ngủ của ông Nguyễn Hữu Hào và phu nhân. Phòng được bày trí tối giản hơn nhưng vẫn tỏ ra rất uy nghi với nhiều vật dụng xa xỉ thời bấy giờ.

11 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Phòng của ông Nguyễn Hữu Hào và phu nhân

Tầng 3 trước đây là nơi để tổ chức yến tiệc nhưng hiện tại đã được thay đổi công năng bằng việc trưng bày tất cả vật dụng đã được gia đình Nam Phương hoàng hậu sử dụng ở thế kỷ trước.

12 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Không gian tầng 3

13 Biet Thu Co Cua Nam Phuong Hoang Hau Tai Da Lat Gio Ra Sao

Một số hiện vật được trưng bày ở tầng 3

Hiện nay, du khách chỉ cần bỏ ra khoảng 20.000 đồng để mua vé vào cổng Bảo tàng Lâm Đồng để tham quan Cung Nam Phương hoàng hậu.

Nhuận Thành

Nguồn: Báo điện tử Người Lao Động


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày