Tờ báo này cho biết Matthias Marx và các thành viên cùng câu lạc bộ ở Berlin đã mua 6 Bộ Đăng ký điện tử an toàn (SEEK II) với giá 68 đô la trên eBay.
Những thiết bị này chứa các bản quét được thực hiện tại các cơ sở giam giữ, trong các cuộc tuần tra,...
Một thiết bị trong số đó được sử dụng lần cuối gần thành phố Kandahar của Afghanistan vào năm 2012, và hầu hết các cá nhân bị lưu dữ liệu đều đến từ Iraq và Afghanistan. Một số bị Mỹ coi là khủng bố.
Ngoài ra, còn một thiết bị SEEK II được sử dụng lần cuối ở Jordan vào năm 2013, chứa dấu vân tay và bản quét của “một nhóm nhỏ quân nhân Mỹ”.
SEEK II có kích thước bằng hộp đựng giày, có khả năng ghi dấu vân tay, quét mống mắt và chụp ảnh, sau đó lưu trữ dữ liệu trên thẻ nhớ. Tuy nhiên, quân đội Mỹ không tháo thẻ nhớ của số thiết bị rơi vào tay Marx. Do đó nhóm của Marx có thể tiếp cận thông tin cá nhân của 2.632 người.
“Thật đáng lo ngại khi họ thậm chí còn không cố gắng bảo vệ dữ liệu”, Marx nói với tờ New York Times. “Họ không quan tâm đến rủi ro, hoặc họ phớt lờ rủi ro.”
Lầu Năm Góc cho biết họ “không thể xác nhận tính xác thực của dữ liệu này” và kêu gọi câu lạc bộ Đức trả lại các thiết bị cho Mỹ. Marx nói với tờ Times rằng ông dự định xóa dữ liệu sau khi trình bày phát hiện của mình tại một sự kiện tin tặc ở Berlin tuần này.
Sau khi Mỹ rút lực lượng khỏi Afghanistan vào tháng 8, nhóm Taliban được cho là đã thực hiện một làn sóng giết người trả thù. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các chiến binh đã nhắm mục tiêu vào những người dân địa phương làm việc cho quân đội Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn. Ban lãnh đạo Taliban đã bác bỏ cáo buộc này.
Lầu Năm Góc cho biết họ “không thể xác nhận tính xác thực của dữ liệu” và kêu gọi câu lạc bộ Đức trả lại các thiết bị cho Mỹ. Marx nói với New York Times rằng ông dự định xóa dữ liệu sau khi trình bày phát hiện của mình tại một sự kiện tin tặc ở Berlin tuần này.
Minh Hạnh
Nguồn: tienphong.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC