GDP bình quân đầu người cũng thuộc top đầu, chỉ sau Luxembourg ở châu Âu. Có lẽ vì thế mà quốc gia này trở thành nước ít thiếu tiền nhất thế giới.
Thụy Sĩ có nhiều cuộc trưng cầu dân ý và hoạt động này có lịch sử rất lâu đời. Những việc lớn nhỏ, chính phủ đều lấy ý kiến người dân và nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Thụy sĩ.
Tháng 6/2016, chính phủ đã phát động cuộc trưng cầu dân ý về việc trợ cấp thu nhập cơ bản vô điều kiện, nghĩa là người trưởng thành sẽ được cấp 2.500 franc Thụy Sĩ (hơn 58 triệu vnđ) mỗi tháng nhưng cuối cùng 77% người dân đều bỏ phiếu bác bỏ.
Đối với một quốc gia giàu có nhất nhì thế giới, dân số chỉ có 8 triệu người, việc lấy khoảng 1/3 tổng sản phẩm quốc nội để “trả lại sự giàu có cho người dân” là điều khả thi. Những người ủng hộ quyết định cho rằng, hoạt động này sẽ càng làm cho xã hội trở nên công bằng hơn và làm thay đổi tình trạng thu nhập không đồng đều ở Thụy Sĩ hiện nay.
Những người phản đối ý tưởng thu nhập đảm bảo cho rằng làm như vậy sẽ phá vỡ mối liên kết giữa lao động và tiền lương, tạo ra những ảnh hưởng không tốt cho xã hội.
Một nghị sỹ phản đối kế hoạch cho biết: “Về lý thuyết, nếu Thụy Sỹ là một hòn đảo, thì kế hoạch là hợp lý. Nhưng với một quốc gia với biên giới mở như Thụy Sỹ, thì điều này là không thể được. Nếu mỗi người Thụy Sỹ đều được hưởng thu nhập cơ bản như vậy, hàng tỷ người sẽ tìm cách chuyển tới Thụy Sỹ”,
Thu nhập bình quân đầu người của Thụy Sĩ thuộc hàng cao nhất thế giới, với tỷ lệ thất nghiệp và thiếu hụt tài chính thấp. Nhiều người làm công ăn lương ở đây có thể mua 2 chiếc BMW mỗi năm. Tuy nhiên mức tiêu thụ của Thụy Sĩ cũng tương đối cao.
Phố Bahnhofstrasse ở Zurich không chỉ là phố giàu có nhất Thụy Sĩ mà còn là nơi đắt đỏ nhất thế giới.
Đi dọc theo con phố, bạn có thể tìm thấy các cửa hàng xa hoa nhất Thụy Sĩ. Nơi đây cũng tụ họp các nhà thiết kế thời trang cao cấp như giày, lông thú, trang sức, … và tất nhiên cả đồng hồ Thụy Sĩ.
San San (biên dịch)
© 2024 | Thời báo ĐỨC