Đừng dạy con bạn cách chiến thắng, hãy cho chúng biết cách thất bại như thế nào

“Hãy để cho trẻ không ngừng nếm trải những kinh nghiệm từ trong thất bại.

Còn như bao bọc trẻ quá, với chúng mà nói thì chỉ có hại chứ không ích lợi gì. Khi thất bại phát sinh lần nữa, con trẻ sẽ cảm thấy rất nhục nhã, khó có thể lý giải, thậm chí khó lòng chấp nhận được”.

 

Gần đây, thông tin về một nữ sinh lớp 7 tự tử trong lớp học khiến người ta không khỏi đau lòng.

Anh Nguyễn Văn C, bố của bé gái chia sẻ rằng hơn 2 tuần nay thấy con có biểu hiện sa sút trong học tập nên cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về cho gia đình, anh cũng có nhắc nhở và trách mắng con nên cảm thấy quá hối hận.

Chưa thể biết chắc liệu áp lực kết quả học hành có phải là nguyên nhân dẫn tới việc em phải tự kết liễu cuộc đời của mình hay không, nhưng nó cũng khiến chúng ta phải một lần nữa suy ngẫm một cách nghiêm túc về những điều cần chuẩn bị cho những tâm hồn non nớt còn chưa trưởng thành cách đối diện với những áp lực trong cuộc sống.

Và bản thân chúng ta cũng phải học cách không gây áp lực cho con cái của mình.

Trước đó, đã có khá nhiều vụ tự tử của các em học sinh trung học vì áp lực điểm số và kết quả học tập. Nữ sinh Tr học lớp 11 ở Bình Dương trước khi ra đi đã để lại di thư trong đó có viết:

Năm nay con được học sinh trung bình, con phụ lòng bố mẹ rồi, tương lai sau này của con cũng không còn nữa. Con xin lỗi bố mẹ, con không thể chịu được nữa. Con… mệt, con… nản…”. Nam sinh lớp 9 ở Sài Gòn tự tử vì bị điểm 3 môn tiếng Anh, môn học mà em tự tin và học tốt nhất.

Những vụ tự tử thương tâm của các em nhỏ khiến xã hội lo ngại và lên tiếng trách cứ những bậc phụ huynh hay thầy cô quá coi trọng thành tích học tập mà tạo ra áp lực cho các em. Nhưng trong một số trường hợp, gia đình không hề trách mắng gì nhiều nhưng các em tự cảm thấy mệt mỏi vì không biết cách đối diện và vượt qua thất bại.

Thành tích không tốt liền tự sát, đây là biểu hiện “không thua nổi” của trẻ nhỏ

Nhớ lại một tình tiết tương tự trong bộ phim truyền hình nước ngoài có tên “Bác sĩ khoa cấp cứu”. Có một bé gái bởi thành tích kỳ thi không được tốt, không chịu được những lời trách mắng của người mẹ, đã uống thuốc trừ sâu tự tử.

Sau khi bác sĩ ra sức cấp cứu, tính mệnh tạm thời đã giữ lại được, nhưng chỉ còn sống được một tháng. Mẹ của bé gái nghe xong tinh thần hoàn toàn sụp đổ, khóc nói rằng: “Nếu tôi biết nó sẽ uống thuốc, thì tôi sao nỡ nặng lời với nó chứ!”.

Trong cuộc sống hiện thực, sau khi con trẻ xảy ra chuyện, phản ứng đầu tiên của cha mẹ đều giống như người mẹ đó vậy, đột nhiên hiểu ra: Trước sự sống còn của sinh mệnh, thành tích thật chẳng đáng chi cả. Nếu cho cha mẹ chọn giữa “con cái không muốn sống” và “thành tích không tốt” mà chọn lấy một trong hai, tin chắc rằng tất cả phụ huynh đều sẽ không chút do dự mà chọn lấy cái sau.

Đừng dạy con bạn cách chiến thắng, hãy cho chúng biết cách thất bại như thế nào - 0

Trước sự sống còn của sinh mệnh, thành tích thật chẳng đáng chi cả (Ảnh: Education News).

Bởi vì còn sống chính là còn có hy vọng, chính là còn có cơ hội hạnh phúc. Những lúc không thể vãn hồi được, thay vì đau đớn khóc lóc, chi bằng từ sớm hãy dạy cho trẻ thản nhiên tích cực đối diện với “thất bại”.

Thua được, thì mới có thể thắng được

Mấy năm trước, xã hội Trung Quốc cũng xôn xao vì một trò chơi trên truyền hình mang tên “Chương trình Siêu Trí Tuệ”. Trong vòng quyết đấu giữa cậu bé người Ý tên Andrea Lattore và cậu bé người Trung Quốc tên Lý Vân Long, nhà đài yêu cầu hai cậu bé hãy ghi nhớ thứ tự xếp hàng ngẫu nhiên của 51 cặp cô dâu chú rể, và dùng mô hình tượng người bày ra vị trí đó.

Khi vừa bắt đầu, Lý Vân Long cho rằng mình đã xếp sai vị trí, nghẹn ngào khóc òa ngay trên sân khấu, trong miệng cứ mãi lẩm bẩm: “Mình đặt sai rồi, nhưng mình đã nhớ đúng mà!”.

Dùng lời của giám khảo hiện trường mà nói: “Cảm thấy như cả người cậu ấy bị đánh ngã”.

Cậu bé Andrea Lattore nhìn thấy phản ứng của Lý Vân Long, không nhịn được cũng đã chảy nước mắt, người dẫn chương trình hỏi, cậu nói: “Cháu nhìn thấy bạn ấy khóc thương tâm như vậy, trong tâm cũng cảm thấy rất buồn”.

Sau khi thành tích được công bố, Lý Vân Long là người thắng cuộc, cảm xúc của cậu bé chuyển biến mau lẹ, ngay tức khắc hết khóc mà chuyển sang cười nói vui vẻ. Rồi nhìn sang cậu bé người Ý, cậu phóng khoáng chạy đến chúc mừng, ôm chầm Lý Vân Long. Sau chuyện này, rất nhiều người nhìn nhận Lý Vân Long là đứa trẻ “không thua được”, khen ngợi tấm lòng rộng lượng và điềm tĩnh của cậu bé người Ý.

Thật ra, nào có phải chỉ riêng Lý Vân Long thôi đâu, rất nhiều những đứa trẻ hiện nay đã trở thành những người “không thua được”. Mà những đứa trẻ “không thua được” là bắt nguồn từ phụ huynh “không thua được”.

Các biểu hiện của việc “không thua được” ở các bé rất đa dạng, chuyện lớn như thành tích không tốt liền tự sát, cũng có chuyện nhỏ như chơi thua trò chơi cũng liền khóc rống lên, ăn vạ, thậm chí đánh người cho bõ tức. Rồi: “Không đạt được vị trí ba học sinh xuất sắc nhất lớp, con bé khóc đến xé gan xé ruột”, hay “Trong bảng danh sách học sinh giỏi, không có thằng bé nhà tôi, khiến nó buồn bã rầu rĩ mấy ngày nay”.

Có người từng nói:

Không chỉ phải nên dạy cho con cái thắng như thế nào, càng nên dạy cho chúng biết cách thua như thế nào.

Nhưng rất nhiều phụ huynh chỉ mong con cái thắng, “để cho con trẻ thắng ở ngay vạch xuất phát”. Họ tận hết sức lực tiến hành đầu tư trí lực cho con trẻ: nào là trường học giá cả trên trời, nào là những khóa học thêm đắt đỏ, nào là từ bỏ công việc để kèm con trẻ học…

Họ xem con cái là vật phẩm sở hữu riêng và là của để giành của mình, là tương lai và chỗ dựa của mình. Với con cái, “con cái bị tổn hại, thì mình cũng bị tổn hại theo. con cái được vẻ vang, thì mình cũng vẻ vang theo”.

Con cái thua không nổi, phụ huynh càng thua không nổi

Có một tác gia đã từng nói rằng: “Cuộc sống vốn dĩ không có thắng thua, nhưng một khi bạn đã có cái tâm thắng thua, thế thì bạn chính là kẻ thua vậy“.

Thắng có gì vui, thua có gì buồn, thắng thua nguyên vốn không quan trọng. Ngã quỵ rồi tâm thái đứng dậy mới là quan trọng nhất. Thua mất thành tích, đây vốn không có nghĩa là thua cả cuộc đời.

Ngày trước, trên mạng có đưa tin một thiếu niên 15 tuổi tự sát, để lại một bức huyết thư: “Ba mẹ, con chết là bởi thành tích của con quá kém, không thể thi vào đại học được, con cũng không muốn tăng thêm gánh nặng cho cha mẹ nữa. Con không thể tập trung tinh lực vào việc học, chỉ có thể từ bỏ. Nếu con vẫn nghe lọt được bài giảng, con sẽ cố gắng học hành, thi vào đại học. Nhưng con không thể, con không muốn làm kẻ chỉ biết ăn không, cũng không muốn làm phần tử cặn bã trong xã hội, vậy nên con đã chọn cái chết”.

Trong thế giới của những người trẻ chỉ có thành tích. Thành tích không tốt, thì chính là biểu hiện không có tương lai, thành tích không tốt, chính là không cần phải sống tiếp nữa. Tâm lý học có một quan sát thú vị, gọi là “hiện tượng xếp hạng thứ 11”, ý chính là trở thành người đứng sau những người có thành tựu, chứ không phải là 10 thành viên xuất sắc nhất lớp, mà là xếp hạng từ 11 đến 20.

Nhà khoa học Stephen Hawking, thời còn đi học, thành tích của ông chưa từng lọt vào 10 vị trí xuất sắc nhất lớp, bài tập cũng không hoàn chỉnh, học lực kém, lại không biết đọc. Một thời khiến thầy cô bó tay không biết làm sao và là đối tượng giễu cợt của các bạn học trong trường. Có bạn học thậm chí còn đánh cược ngay trước mặt ông, nói ông cả một đời này nhất định sẽ chẳng làm nên trò trống gì.

Đừng dạy con bạn cách chiến thắng, hãy cho chúng biết cách thất bại như thế nào - 1

“Cháu nhìn thấy bạn ấy khóc thương tâm như vậy, trong tâm cũng cảm thấy rất buồn”. (Ảnh: SAPO Lifestyle)

Stephen Hawking không rảnh để ý đến những lời giễu cợt và đả kích của mọi người, một lòng chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học. Câu chuyện sau này thế nào, hẳn mọi người đều đã biết cả rồi, Stephen Hawking từ học sinh yếu kém không hề xuất chúng, chuyển mình một cái thành nhân vật lẫy lừng trong giới vật lý đương đại.

Thiết nghĩ, năm xưa ông chưa lần nào có tên trong danh sách 10 học sinh xuất sắc nhất lớp, nếu khi đó ông không chịu cầu tiến hoặc từ bỏ sinh mệnh, liệu sẽ có nhà khoa học vĩ đại và những phát minh khoa học của ngày hôm nay hay không?

Đứa trẻ không sợ thua, mới có cơ hội chiến thắng. Lúc nhỏ không thua được, sau khi lớn lên cũng sẽ thắng không nổi, có những phụ huynh xem “không thua được” của con trẻ là một loại chất kích thích cạnh tranh, tốt cho việc luôn nỗ lực không ngừng của trẻ.

Đừng dạy con bạn cách chiến thắng, hãy cho chúng biết cách thất bại như thế nào - 2

Đứa trẻ không sợ thua, mới có cơ hội chiến thắng. (Ảnh: Psychologytoday)

Thế nhưng cạnh tranh để vượt người khác, để đứng trên muôn người khác với nỗ lực để hoàn thiện bản thân, để làm được nhiều việc có ích hơn. Sự cạnh tranh là sản phẩm của thuyết sinh tồn với nguồn gốc từ thuyết tiến hóa đầy sơ hở đang bị giới khoa học kêu gọi tẩy chay. Sự hiếu thắng, cạnh tranh chỉ dẫn tới những hệ lụy tiêu cực cho trẻ mà thôi:

Mang đến vấn đề tâm lý nghiêm trọng cho trẻ

Còn nhớ sự kiện Phan Khuông Nhân, con trai của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Hồng Kông – Thái Nhược Liên, nhảy lầu tự tử chấn động một thời. Phan Khuông Nhân của cái tuổi 25, từ nhỏ đã xuất sắc hơn người. Thời trung học đã theo học các trường danh tiếng của Hồng Kông, sang nước ngoài du học, sau khi tốt nghiệp trở về Hồng Kông làm việc. Anh là người đa tài đa nghệ, biết đánh đàn, rất yêu thích thể thao, nhất là chạy bộ và đạp xe.

Lúc còn sống, trong một cuộc thi đua xe đạp, vì bị thương không có được xếp hạng tốt, bởi vậy mắc phải chứng trầm cảm, cuối cùng lựa chọn nhảy lầu kết thúc sinh mệnh. Xuất thân ưu việt, lại được sống trong hoàn cảnh giáo dục tốt đẹp, đang ở vào cái tuổi đẹp nhất của tuổi thanh xuân, lại chỉ vì thua mất trận đấu mà sầu não uất ức, từ bỏ sinh mệnh, thật khiến người ta thổn thức không thôi.

Bóp méo nhân cách và phẩm hạnh của trẻ nhỏ

Từng có vụ án “Thiếu nữ Hợp Phì bị hủy mất dung mạo”. Chàng sinh viên Chu Nham bởi ái mộ bạn học nữ Đào Nhữ Khôn, tỏ tình nhưng không được đáp lại, thừa lúc cô nàng không phòng bị, đã đổ dầu lên người cô và châm lửa, khiến cho cô bị hủy mất dung mạo.

Nam nữ quen nhau vốn là chuyện hai bên tình nguyện, Chu Nham lại bởi theo đuổi không được mà có những hành vi cực đoan thiếu lý trí như vậy, đây không phải là ác quả “thua không được” dẫn đến hay sao? Không thể chịu thua, đó là bệnh chung của những kẻ thất bại.

Từng có một câu nói như vậy:

Mong được chiến thắng, là phẩm chất riêng của người thành công; còn không thua được, thì là căn bệnh chung của những kẻ thất bại.

Đứa trẻ từ nhỏ mà không thua được, sau khi lớn lên thì không cách nào thích ứng được với xã hội rối rắm phức tạp này, từ đó mà trở nên khổ không thể chịu nổi. Dạy cho con trẻ biết đối mặt với thất bại, điều này sẽ quyết định vận mệnh một đời của trẻ. Thành công lớn nhất của cha mẹ, là dạy cho con trẻ biết cách đối diện với thất bại.

Các ông bố bà mẹ thường có chung suy nghĩ rằng: “Bởi bản thân đã ngày càng già đi, con trẻ còn nhỏ, cứ luôn lo sợ sẽ có một ngày rời xa con cái mà vẫn chưa chuẩn bị đủ tốt cho các con”.

Bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh con trẻ, hơn nữa một đời của con trẻ cũng không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Điều duy nhất cha mẹ có thể làm, chính là dẫn dắt con trẻ đối diện với thất bại một cách điềm tĩnh và khoáng đạt.

Cho con trẻ cơ hội thể nghiệm thất bại

Có những đứa trẻ, khi đụng phải thất bại thì nằm im đó khóc lóc ăn vạ. Cha mẹ chiều ý con trẻ, cố ý để cho con trẻ thắng. Chứ không biết rằng để cho con trẻ thắng được một lúc, chứ không thắng được cả đời. Một nhà tâm lý học người Anh từng nói:

Còn như bao bọc trẻ quá, với chúng mà nói thì chỉ có hại chứ không ích lợi gì. Khi thất bại phát sinh lần nữa, con trẻ sẽ cảm thấy rất nhục nhã, khó có thể lý giải, thậm chí khó lòng chấp nhận được”.

Đừng dạy con bạn cách chiến thắng, hãy cho chúng biết cách thất bại như thế nào - 3

Dạy cho con trẻ biết đối mặt với thất bại, điều này sẽ quyết định vận mệnh một đời của trẻ (Ảnh: Rockingmama)

Bồi dưỡng tấm lòng khoáng đạt, rộng mở cho trẻ

“Có được là may mắn của tôi, còn như không được thì cũng không oán trách, đố kỵ”, là điều then chốt nhất trong việc “thua được”.

Đừng nói với con trẻ nhà bạn rằng: “Kỳ thi cuối năm mà không thi được thành tích gì, thế thì hãy mở to mắt xem bố (mẹ) sẽ phạt con thế nào nhé!”; “Con thật là vô dụng, chỉ biết khóc thôi, nó giành của con, mà con không biết đường giành lại à!”; “Lần trước thi được 9 điểm, lần này sao chỉ được có 6 điểm thôi vậy….”.

Dẫn dắt như vậy, thử hỏi làm sao có thể để cho con trẻ “thua được” đây?

Học biết chấp nhận thất bại trước mặt trẻ

Bố mẹ khi gặp phải chuyện không như ý thì hoàn toàn có thể thông qua đó mà dạy trẻ. Bạn có thể thường xuyên nói “không việc gì cả”.

“Thức ăn khét rồi, không sao đâu, qua sự việc lần này, lần sau mẹ biết nên phải làm thế nào rồi”.

“Chơi cầu lông thua rồi, không việc gì cả, điều mà bố xem trọng là quá trình, còn được rèn luyện sức khỏe nữa, thật tuyệt!”…

Bạn cũng có thể nói cho trẻ biết kinh nghiệm thất bại của mình, biện pháp giải quyết…

Lời nói và việc làm đều mẫu mực, như vậy cho trẻ sẽ tự biết được rằng thất bại (thua cuộc) vốn không hề đáng sợ, không đứng dậy được mới là điều đáng sợ nhất.

Không dùng những lời mơ hồ khen ngợi con trẻ

Rất nhiều phụ huynh luôn dành cho trẻ những lời khen như: “Con à, con thật xuất sắc”, “con đúng thật là đứa trẻ thông minh”. Khiến cho con trẻ tự cảm thấy mình rất xuất sắc vậy. Một khi con trẻ mắc sai lầm bị người lớn trách mắng, chúng sẽ nghĩ đại loại trong đầu những câu “mới nãy còn khen mình giỏi, bây giờ lại nói mình ngu là sao”.

Vậy nên, những lúc cha mẹ khen ngợi con cái cần phải dùng những lời nói rõ ràng, đánh giá hành vi cụ thể. Để cho con trẻ biết rằng cha mẹ chỉ là không hài lòng với một hành vi nào của chúng, chứ không phải là bản thân chúng.

Cũng mong rằng mỗi một đứa trẻ đều có thể lấy tâm thái thoáng đãng đối diện với thắng thua, làm một người mạnh mẽ có thể thắng được và cũng có thể thua được.

Phi Long - DKN.TV


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày