Đỉnh cao sự trơ trẽn của một gia tộc, sự nhạo báng đối với dân chúng

Vì không kỳ vọng gì vào các phiên chất vấn nên từ lâu tôi đã không theo dõi các phiên họp từng được chờ đợi này. Sáng nay, có người gửi cho cái link của báo điện tử VTV nói, "Dư luận đánh giá cao phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng", mới nhân tiện xem phần trả lời của Nguyễn Thanh Nghị, tự nhiên chẳng muốn làm gì.

1 Dinh Cao Su Tro Tren Cua Mot Gia Toc Su Nhao Bang Doi Voi Dan Chung

Với những câu chất vấn trực tiếp trước QH mà Nghị vẫn phải cắm mặt vào tờ giấy. Tờ giấy mà Văn phòng chuẩn bị cho Nghị lại cũng rất cẩu thả sơ sài.

Những nội dung chồng lấn liên ngành, khi được mời, cả bà Thống đốc và ông Bộ trưởng Giao thông mới được bổ nhiệm vài tuần, đều trình bày lưu loát và tỏ ra am hiểu ngành xây dựng hơn cả Nghị.

Hôm qua, một vị giáo sư khả kính xem chất vấn, viết trên tường của ông rằng, trình độ như Nghị chỉ nên đi dạy, bố Nghị đôn Nghị lên như thế là hại Nghị.

Sáng nay, một bà giáo sư uyên bác khác phản đối nam đồng nghiệp, vì theo bà, "nghề giáo không dễ thế... cắm mặt vào đọc giáo án chẳng may sinh viên nó hỏi không lẽ để mai thầy trả lời".

Một bộ trưởng nổi tiếng thanh liêm từng nhận xét, "Ba Dũng thông minh nhưng nó tham quá".

Tôi hỏi ông, "Thưa anh, một người đã lên tới đó, đã có trong tay cả giang san mà không đủ thông minh để kiểm soát lòng tham thì sao gọi là thông minh được".

Tham tới mức đưa cả những đứa con vừa thiếu trí tuệ vừa thiếu rèn luyện lên làm quan thì không chỉ hại chúng mà còn hại dân, hại nước.

Hình ảnh Nguyễn Thanh Nghị trong phiên chất vấn không chỉ cho thấy đỉnh cao sự trơ trẽn của một gia tộc mà còn là sự nhạo báng đối với dân chúng và đất nước, là sự xúc phạm cay đắng những người tử tế trong hệ thống chính trị này.

Bài của nhà báo Huy Đức

Huy Đức (sinh 1962) là bút danh một nhà báo Việt Nam, có tên khai sinh là Trương Huy San. Ông đã nổi tiếng với blog bình luận chính trị - xã hội với cái tên Osin, hiện thời là trang Facebook Osin Huyduc

Ông là người gốc Hà Tĩnh, từng tham gia trong quân đội, ông đã có hơn 3 năm ở Campuchia trong giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam với chính quyền Khmer đỏ.

Trước khi tham gia vào lĩnh vực báo chí ông là một nhà văn, với các tác phẩm như Dòng sông cụtAnh ấy sẽ trở về trên báo Văn nghệ Quân đội khi ông còn ở trong quân đội.

Ông bắt đầu làm việc ở báo Tuổi Trẻ, tiếp đó là các báo Thanh NiênDiễn đàn doanh nghiệpNông thôn ngày naySài Gòn tiếp thị.

Bút danh Huy Đức bắt đầu được công chúng biết đến trên báo Tuổi trẻ khi nhà báo này là phóng viên điều tra phanh phui vụ Đường Sơn Quán, một địa điểm ăn chơi nổi tiếng của nhiều cán bộ cấp cao ở Thành phố Hồ Chí Minh


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày