44 năm đã trôi qua, nhìn lại Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam - một dân tộc không bao giờ chịu quỳ gối trước bất kỳ thế lực ngoại xâm nào, sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, vì độc lập, tự do, vì khát vọng hòa bình.
Rạng sáng 17-2-1979, quân và dân cả nước ta đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Đây còn là dịp để tôn vinh, tri ân những người đã ngã xuống vì sự bình yên của bờ cõi biên cương; đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ và nhắc nhở tất cả các thế hệ người dân Việt hôm nay và mai sau phải trân trọng giá trị của hòa bình, xây dựng đất nước giàu mạnh, đủ sức đối phó với mọi tình huống, có chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, "giữ nước từ khi nước chưa nguy".
Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.
Các chiến sĩ trên điểm cao 1911 mặt trận Hà Tuyên sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới của Tổ Quốc.
Các nữ chiến sĩ tự vệ lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai), bám trụ chiến đấu, phối hợp với bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch
Ông Lục Văn Vĩnh và năm người con ở Cao Bằng đều tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.
Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên (thị xã Lạng Sơn)
Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17-2-1979.
Chiến sĩ Đại đội 2 bộ binh, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn được tặng Huân chương chiến công hạng Ba về thành tích dũng cảm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt tấn công của địch, giữ vững chốt trên cao điểm 340 thuộc bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng, ngày 19-2-1979.
Trung đoàn Tăng thiết giáp 407, Quân khu 1 chiến đấu mưu trí, dũng cảm, yểm trợ đắc lực cho bộ binh.
Chi đoàn thanh niên huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) vận chuyển đạn lên chốt, góp phần cùng bộ đội đánh trả các đợt lấn chiếm của địch.
Bác sĩ cứu chữa vết thương cho học sinh ở Hà Tuyên bị trúng đạn pháo.
Chiến sĩ Đại đội 7, Tiểu đoàn 3 pháo binh, Đoàn M68 Hà Tuyên chuẩn bị đợt chiến đấu mới.
Xe tăng địch bị quân ta đánh gục ngay loạt đạn đầu tiên tại khu vực cầu Bản Sẩy, xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Bộ đội ta hành quân lên mặt trận phía Bắc, tháng 2-1979.
Chiến sĩ công binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 135, Đoàn Sông Hồng gỡ mìn và sửa đường để thông xe trên đoạn Quốc lộ 1A thị xã Lạng Sơn đi Đồng Đăng.
Chiến sĩ đội hỏa lực của Phân đội 2, Đoàn Tây Sơn dũng cảm tấn công tiêu diệt xe tăng địch trong đêm.
Tổ trinh sát Đại đội 1, Tiểu đoàn 20, Đoàn 2 Hoàng Liên Sơn luôn bám sát hoạt động của địch để kịp thời thông báo cho đơn vị tiêu diệt.
Tiểu đoàn 2, Đoàn H54 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt trên các cao điểm 391, 393 tại huyện Mường Khương, diệt hàng ngàn tên địch.
Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên bị pháo đạn của địch tàn phá.
Nhà cửa của đồng bào bản Hạ, xã Phương Độ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo địch tàn phá.
Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui hồi tháng 3-1979.
Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày