Mì gạo được nhiều người sử dụng để làm các món ăn sáng, ăn trưa hay làm các bữa lót dạ trong ngày. Nấu mì gạo tiện hơn nấu cơm mà lại có thể biến tấu được thành nhiều món nhờ có các nguyên liệu nấu kèm như thịt bò, thịt lợn, ngan, gà, vịt...
Cách ăn mì như vậy quen thuộc và phổ biến nhưng nhiều người lại mắc lỗi sai khi nấu khiến sợi mì nát, thậm chí là dính bết vào nhau khiến bát mì mất đi phần hấp dẫn.
Để thành thạo kỹ năng nấu mì ngon như ngoài hàng, chị em cần nhớ 3 mẹo mà đầu bếp mách dưới đây.
Không đun sôi nước mới thả mì vào
Theo thói quen, nhiều người thường đun sôi nước dùng mới thả mì vào để nấu. Tuy nhiên cách làm này khiến mì dễ dính vào nhau và chúng không còn giòn ngon nữa. Nguyên nhân là do mì cho vào nước sôi dễ dẫn đến việc mì bị nóng không đề, bề mặt bị hồ hóa (tinh bột ở bề mặt mì nhanh chóng chảy ra), rất dễ dính bết vào nhau, khiến nước dùng không trong mà còn bị đục nữa.
Cách nấu mì chính xác là đợi cho đến khi nước dùng nóng và có bọt lăn tăn, thả mì vào, dùng đũa khuấy mì theo một hướng nhẹ nhàng để mì không bị dính và nấu cũng nhanh hơn.
Thêm một bát nước lạnh nhỏ
Nhiều người nấu mì thường gặp trường hợp nước dùng bị đục, có nhiều bọt trắng. Tuy nhiên không nên lo lắng, nếu chẳng may nấu nước dùng bị đục do tinh bột ở mì tan chảy ra thì chỉ cần thêm một bát nước lạnh vào nồi, lập tức nước sẽ trở nên trong hơn.
Ưu điểm của việc này là có thể làm cho mì được làm nóng đều, không khô cứng và duy trì hương vị của mì. Điều quan trọng nhất là làm giảm sự tiết ra kiềm của mì, tốt cho sức khỏe vì nếu quá nhiều kiềm sẽ không tốt cho dạ dày.
Nhỏ vài giọt dầu
Sợi mì chúng ta nấu ở nhà thường khô và trơn nhưng ở tiệm thì lại mềm mại và tinh tế. Đây thực sự là bí quyết của các nhà hàng. Đầu bếp tiết lộ, điều này là do khi nấu, mì được cho thêm ít dầu ăn, khiến sợi mì mềm hơn.
Tuy nhiên, chỉ nên thêm ít dầu ô liu hoặc dầu hạt cải sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Mì được nấu theo cách này không chỉ không dính nhau mà còn đàn hồi, dai ngon.
Nguồn: Eva.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC