Ở Đức đã hơn 50 năm, dù đã mang hộ chiếu Đức nhưng chưa bao giờ tôi quên mình vốn vẫn là dân Việt và Việt Nam trong trái tim vẫn luôn là Tổ quốc của tôi.
Cũng chính vì thế nên sự việc ồn ào vừa qua giữa Đức và Việt Nam – cả hai nơi mà tôi đều coi là quê hương mình, làm tôi buồn và lo cho quan hệ giữa hai nước. Nhưng điều làm tôi buồn và thất vọng nhất lại là cái cách ứng xử của cả hai bên nếu chỉ được đọc, nghe qua mạng xã hội hoặc truyền thông ở hai nước.
Thứ nhất, nếu đúng như cáo buộc nêu trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức ngày 02/8 thì cách hành xử của cơ quan an ninh Việt Nam là không thể chấp nhận được và phản ứng của phía Đức là có thể hiểu, thông cảm.
Đức là nước có chủ quyền và không ai ứng xử với „đối tác chiến lược“ như thế cả. Không chỉ Đức mà bất kỳ nước nào cũng sẽ phản ứng tương tự.
Theo tôi phía Đức gọi đúng tên lý do dẫn đến phản ứng này là phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng („ein extremer Vertrauensbruch“) vì việc này xảy ra chưa đến một tháng kể từ chuyến thăm Đức của ông Thủ tướng Việt Nam (Ngày 07/8 trả lời Stuttgarter Nachrichten Ngoại trưởng Gabriel nhắc lại ý ông đã nói cuối tuần trước là „hành xử của cơ quan tình báo Việt Nam trên đất Đức là không thể chấp nhận được
http://www.stuttgarter-nachrichten.de
Thứ hai, phản ứng của phía Việt Nam không chỉ chậm mà còn yếu.
Khi sự việc đã ồn ào và lan truyền trên mạng nhanh như điện thì Tòa đại sứ ở Berlin hay Tòa tổng lãnh sự ở Frankfurt vẫn im lặng.
Mãi chiều hôm sau 3/8 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao mới nói lấy làm tiếc về phát biểu của người phát ngôn Đức và Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Đức
Theo thông tin từ Việt Nam thì ông này đã về khai đầu thú công an ngày 31/7 và tối 3/8 còn lên truyền hình nói rõ vì sao mình trốn và vì sao về đầu thú.
Truyền hình còn cho xem cả bản ông Thanh viết tay http://vnexpress.net
Thứ ba, tôi cho rằng trong việc này cả hai bên đều lúng túng nên thông tin và lập luận đưa ra thiếu thuyết phục.
Trừ khi phía Đức đưa ra những chứng cứ xác thực khẳng định việc bắt cóc cũng như sự can dự của tòa đại sứ Việt Nam ở Berlin thì mọi cáo buộc đều chỉ là sự võ đoán dù nó được đưa ra từ một cơ quan về đối ngoại như Auswärtiges Amt.
Đáng chú ý là sau tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức 2/8 hàng loạt báo mạng, báo in của Đức đăng tin theo kiểu vẽ rắn thêm chân và cố vẽ lên hình ảnh một nhân vật bất đồng chính kiến như kiểu ông này là „ủy viên bộ chính trị“ như bài trên tờ Frankfurter Rundschau ngày 03/8 http://www.fr.de hay nghị sĩ Quốc hội (báo Zeit.Online 02/8 http://www.zeit.de/politik/2017-08/vietnam .
Những bản tin kiểu này tràn lan khiến người ta liên tưởng đến fake news đang trở thành xu thế không chỉ trong mạng xã hội mà cả những tờ báo, chương trình truyền hình vốn được coi là nghiêm túc ở Đức cho đến gần đây. Đỉnh điểm có lẽ là bản tin Heute Journal của kênh truyền hình thứ hai ZDF tối 02/8
http://www.heute.de/vietnamese-in-berlin-verschleppt với câu hỏi „bắt đầu cuộc khủng hoảng ngoại giao?“.
Nguồn tin mà nhà Đài được coi là rechtlich-öffentlich Sender (khác so với kênh truyền hình tư nhân Privatsender) dựa vào để phát rất tiếc lại là trang Facebook cá nhân của BTH (Người buôn gió) và trang Thời Báo ở Berlin của LTK.
Một tấm ảnh ghép không thực tế trên Facebook, Youtube mà truyền hình Đức đăng
Việc trưng cho bàn dân thiên hạ một bức ảnh coi là cảnh sát VN bắt giải TXT nhưng ngay sau đó dân mạng phát hiện cắt ghép từ một ảnh khác, đã khiến cho toàn bộ thông tin mà đài này muốn truyền tải thiếu đi độ tin cậy và tính chuyên nghiệp bắt buộc phải có.
Điều này củng cố thêm điều mà nhiều bạn Đức nói với tôi trước đó là không thể tin được truyền thông ở đây vì bây giờ fake news nhiều vô kể.
Trong việc này Việt Nam có lợi thế hơn nếu chỉ lấy chứng cứ đối chứng với chứng cứ.
Việc ông Thanh hoàn toàn bình thường về tâm thần, không có dấu hiệu bị ép cung hay tra tấn, phát biểu trên truyền hình về việc mình tự thú và sau đó có bản viết tay với chữ ký của mình, chắc chắn có sức thuyết phục hơn nhiều so với những chứng cứ của phía Đức (nếu có).
Đến nay người ta không thấy Bộ Ngoại giao Đức trưng ra chứng cứ nào cụ thể mà chỉ nói có nhân chứng và phát biểu của bà luật sư Schlagenhauf.
Ngoài ra nếu phía Đức cho rằng ông Thanh bị ép buộc lên truyền hình thì cần chứng minh điều đó. Nếu không chứng minh được thì rất có thể bị cho là cố ý vu cáo. Nếu vậy thì có thể là gậy ông đập lưng ông hay không?
Thứ tư, điều làm tôi thất vọng và đáng buồn nhất là cách ứng xử kẻ cả của giới ngoại giao Đức
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức thì trong cuộc gặp ông Đại sứ Việt Nam trước đó ông đã nói rõ „CP Đức yêu cầu chính phủ VN ngay lập tức để ông TXT có thể được quay trở lại Đức“ (dass die Bundesregierung verlangt, dass Herr Trinh Xuan Thanh unverzüglich nach Deutschland zurückkehren kann).
Tôi tự hỏi trên cơ sở nào mà chính phủ Đức đưa ra đòi hỏi vô lý đến thế?
TXT chưa được công nhận quy chế tỵ nạn hay có quy chế cư trú hợp pháp (nên nhớ là tờ giấy ba mảnh Duldung mà những người nạp đơn nhận được không được coi là quy chế cư trú hợp pháp ở Đức), lại càng không phải công dân Đức để phía Đức thực hiện quyền bảo hộ ngoại giao. Nếu đúng là ông TXT đã đến Đức và nộp đơn tỵ nạn từ gần một năm nay tại sao phía Đức không xử lý?
Cũng tương tự như vậy tại sao phía Đức không đáp ứng yêu cầu dẫn độ tội phạm của phía Việt Nam mà nghe nói cũng đã qua Interpol đưa vào diện truy nã đỏ toàn cầu?
Liệu ai còn tin là bây giờ các cơ quan của Đức muốn có TXT để làm thủ tục đối với đơn tỵ nạn và yêu cầu dẫn độ? Đó có phải là trỏ chơi chính trị và nếu đúng thì nó quá ư trẻ con Kinderspiel.
Việc ưu ái riêng cho TXT có phải làm buồn lòng bao nhiêu người tỵ nạn Syrien đang chờ đợi nhiều tháng đến cả năm trời để được xin tỵ nan. Đấy là tôi chưa nói đến thái độ hai mặt của một cách ứng xử.
Đức luôn nhắc Việt Nam (nhiều khi nói như dạy bảo) cần phải chống tham nhũng nếu không thì người Đức không vào đầu tư, làm ăn.
Tôi đã nhiều lần dự các diễn đàn đều nghe đại diện Đức nói vậy. Việt Nam cũng coi tham nhũng là „quốc nạn“ và đang chống triệt để, còn tham khảo luật pháp và kinh nghiệm Đức nữa.
Tôi không có ý quy chụp nước Đức chứa chấp tội phạm lẩn tránh truy nã dù đó là tội hình sự hay tội phạm kinh tế.
Nhưng tôi nghi ngờ về sự vô tư trong cách phản ứng vừa qua của Bộ ngoại giao do ông Gabriel (SPD) đứng đầu. Tại sao đã một tuần qua không thấy Bộ Nội vụ Đức, cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh, tình báo, tỵ nạn v.v. lên tiếng về vụ việc động trời này mà lẽ ra họ phải là người lên tiếng trước như từ trước đến nay?
Hay nó cũng nằm trong kịch bản tranh cử cho tháng 9 tới khi mà SPD của ông Gabriel sắp tụt đáy sau vụ việc vừa xẩy ra ngay chính ở Hannover (bang Niedersachsen) nơi được coi là Hochburg của SPD và các ông Gabriel, Steinmeier và cả cựu Thủ tướng Schröder.
Nếu đúng vậy thì đáng buồn lắm thay cho nền dân chủ Đức!
Nguồn: Martin Dang - kbchn.net
Bài viết theo quan điểm, góc nhìn và nhận xét cá nhân, không phản ánh nhận định của Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Thời báo ĐỨC